Thanh long cho bò ăn là loại bị sâu bệnh

Ông Võ Huy Hoàng, Chủ Doanh nghiệp xuất khẩu Rau quả Bình Thuận cho biết, cách đây khoảng một tuần, giá thanh long rớt ở mức thấp với khoảng 4.000 đồng/kg. Lúc đó là do xảy ra tình trạng khủng hoàng thừa, rất nhiều nhà vườn cùng thu hoạch trong một thời điểm, thị trường Trung Quốc không thể tiêu thụ kịp.
Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.
Ngoài ra, ông Hoàng cho hay, dịch đốm nâu xuất hiện vào mùa mưa làm cho trái thanh long kém chất lượng. Loại thanh long mà nông dân cho bò ăn là thanh long bị bệnh nặng. Trên vỏ xuất hiện nhiều vết lở loét, nứt nẻ và đốm bệnh; không thể bán ra thị trường.
Hiện tại, thanh long đạt chuẩn xuất khẩu được mua tại vườn có giá từ 10.000 đồng - 11.000 đồng/kg. Loại hàng không đạt chuẩn xuất khẩu được thị trường nội địa tiêu thụ có giá từ 6.000 - 7.000 đồng/kg. Với mức giá này trong mùa chính vụ, nông dân có lãi vì ít tốn chi phí điện và công đầu tư chăm sóc.
Thanh long loại xuất khẩu hiện có giá thu mua tại vườn 11.000 đồng 1 kg.
Trên thực tế, hầu hết người trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận có thu nhập khá là nhờ vào các lứa chong đèn nghịch vụ bán với giá cao. Còn cứ đến mùa chính vụ, giá thanh long thường giữ ở mức thấp.
Thời điểm là cuối mùa thanh long chính vụ, nguồn hàng bắt đầu khan hiếm; do vậy giá thanh long đang tăng trở lại theo sự điều tiết của thị trường./.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, trong tương lai, các hệ thống phân phối siêu thị sẽ trở thành một kênh XK hàng nông sản khá quan trọng.
Hội nghị thành lập Liên hiệp hợp tác xã (HTX) thanh long Bình Thuận vừa diễn ra vào sáng 10/6 tại TP. Phan Thiết. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Thu - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, một số sở, ban, ngành và các thành viên.

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.