Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vượt tầm kiểm soát

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vượt tầm kiểm soát
Ngày đăng: 08/09/2015

Thực tế số lượng thực nuôi không dưới 10.000ha, vượt gấp 1,5 lần kế hoạch, trong đó có những địa phương tăng gần 5 lần so với cùng kỳ như ở huyện Hồng Dân, Phước Long... ​ Nếu như năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Phước Long mới khoảng 1.000 ha, đến nay đã vượt hơn 4.000ha.

Các địa phương khác như huyện Hồng Dân, Đông Hải, thành phố Bạc Liêu... diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cũng tăng cao.  ​ Đáng báo động là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã xâm nhập vào vùng nuôi tôm truyền thống.

Thậm chí ở một số nơi người nuôi tôm còn lén lút thả nuôi tôm thẻ chân trắng mà không khai báo với cơ quan quản lý. ​ Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.000ha của 858 hộ nuôi thẻ chân trắng, bị thiệt hại từ 70% trở lên, coi như trắng tay vì cũng không thu hoạch được vật nuôi nào trong ao khi thả nuôi thẻ chân trắng.  ​

Sở dĩ có tình trạng thẻ chân trắng thả nuôi tràn lan không kiểm soát được vì người nuôi tôm sú lâu nay bị thiệt hại nặng nề trong nhiều năm, không còn vốn để nuôi tiếp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bán giống thẻ chân trắng cho người nuôi theo hình thức ''bán chịu, khi nào có thu hoạch mới lấy tiền, nếu tôm thẻ chân trắng bị chết họ lại tiếp tục bán chịu con giống nữa...''.

Người nuôi tôm vì cùng đường, nên chấp nhận rủi ro đánh đố với con tôm thẻ chân trắng bất chấp khuyến cáo hay sự cấm đoán của ngành chức năng.

Thực tế, trước đây, người dân nuôi con tôm sú dùng nhiều thuốc thú y thủy sản, không tốn thức ăn. Nay mật độ thả nuôi thẻ chân trắng lên đến 80-100 con/​m2 nên phải đầu tư nhiều thức ăn.  ​

Khi tôm bị bệnh phải dùng rất nhiều thuốc thú y thủy sản và các loại hóa chất sẽ tác động xấu đến cây lúa ở vùng chuyển đổi thuộc vùng Bắc Quốc lộ 1A, khi cây lúa vẫn là cây trồng chiến lược và sự nguy hiểm là không tránh khỏi. 

​ Bên cạnh đó, khả năng dịch bệnh từ tôm thẻ chân trắng thoát ra môi trường sẽ khó tránh khỏi vì đang còn dùng chung một con kênh thủy lợi.

Ngành chức năng còn lúng túng trong việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh giống tôm thẻ chân trắng.  ​ Do vậy, mới có tình trạng bán chịu, bán ồ ạt giống thẻ chân trắng đại trà như thời gian qua, làm đảo lộn quy hoạch của ngành nông nghiệp trong việc quản lý nghề nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

18/09/2023
Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

18/09/2023
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’ Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

07/10/2023
Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

09/10/2023
Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

17/10/2023