Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuối Laba Sang Nhật

Chuối Laba Sang Nhật
Ngày đăng: 24/11/2013

Lần đầu tiên Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vừa xuất khẩu sang Nhật 10 tấn chuối Laba Lâm Đồng. Kết quả này đã nhận được những “phản hồi” tích cực về triển vọng hợp tác lâu dài.

Để được thị trường “khó tính” Nhật Bản “gật đầu” nhập khẩu chuối Laba Lâm Đồng, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đã trải qua nhiều năm xây dựng chất lượng sản phẩm và xây dựng các mối quan hệ với đối tác. Anh Lê Sĩ Công, Giám đốc công ty “nhìn lại”: Trong năm 2013, thị trường tiêu thụ chuối Laba Lâm Đồng khá bấp bênh, khi diện tích trồng mở rộng và tăng sản lượng thì giá xuống quá thấp, ngược lại khi khan hiếm sản lượng thì giá tăng lên nhưng vẫn chưa “tương xứng” với tiềm năng đất đai và các nguồn đầu tư về kỹ thuật, nhân công lao động...

Nếu so với năm 2012 thì vùng nguyên liệu chuối Laba Lâm Đồng trong năm 2013 giảm xuống khoảng 60% diện tích, chỉ còn trên dưới 200ha. Dù vậy, chuối Laba của công ty vẫn “giữ vững” trang trại 6 ha diện tích chuyên canh, bên cạnh đó là hàng chục hecta hợp tác sản xuất với nông dân để ổn định chất lượng và sản lượng, từ đó làm cơ sở đối chứng quảng bá đến các đối tác nước ngoài. Và sau nhiều lần gửi mẫu chuối Laba Lâm Đồng chào hàng tại các nước Nga, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, vào tháng 8/2013, các doanh nhân Nhật Bản đã đi “tiên phong” đàm phán giá cả thu mua chuối Laba Lâm Đồng với Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt.

Cũng theo lời Giám đốc Lê Sĩ Công, những ngày các doanh nhân Nhật “lưu trú” ở Đà Lạt, công ty chịu mọi chi phí để đưa đi khảo sát chất lượng vùng nguyên liệu chuối Laba Lâm Đồng, chủ yếu tập trung địa bàn các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Kết thúc chuyến “mục sở thị” đầu tiên, các doanh nhân Nhật đưa về nước 30 kg chuối Laba để các siêu thị “kiểm nghiệm chất lượng”. Rồi gần 1 tháng tiếp theo nữa, các doanh nhân Nhật lại quay sang Đà Lạt “nhờ” Giám đốc Công tuyển chọn thêm 40kg chuối Laba nữa để tiếp thị theo nhu cầu “nếm thử” của các siêu thị khác từ Nhật qua đến đất Hồng Kông, Thượng Hải của Trung Quốc.

Đầu tháng 9/2013, sau khi “nếm thử” chuối Laba Lâm Đồng hầu hết những siêu thị ở Nhật đều đánh giá rất tốt. Không bỏ lỡ cơ hội, một doanh nghiệp Nhật đã chính thức đàm phán và thống nhất với Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt với giá thành tiêu thụ chuối Laba cao hơn từ 30% trở lên so với giá thị trường trong nước. Qua nhiều ngày thu hoạch tại trang trại của mình và tổ chức điều hành nhân viên tỏa đi gom hàng tại Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, công ty đã tập kết đủ 10 tấn hàng chuối Laba rồi vận chuyển về Sài Gòn để xuất khẩu sang Nhật bằng đường biển.

Đáng nói hơn với chất lượng chuối Laba xuất khẩu sang Nhật, phần lớn sản xuất tại công ty theo quy trình mới (an toàn, sạch bệnh, hình thức bắt mắt) đều đạt yêu cầu; còn lại sản xuất theo quy trình thông thường trong nông dân Lâm Đồng, bước đầu mới chọn lựa được 10% sản lượng thu hoạch.

Hiện nay, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đang tiếp tục phân loại thu mua chuối Laba Lâm Đồng, dự kiến đến hết tháng 11/2013 sẽ tiếp tục xuất khẩu sang Nhật chuyến hàng thứ 2 với khối lượng 10 tấn nữa. Bước sang năm 2014, công ty cố gắng thu mua đủ từ 20 - 30 tấn chuối Laba mỗi tháng để cung ứng cho thị trường đang “khát hàng” ở Nhật.

Nhằm thực hiện đầy đủ những con số chỉ tiêu này, trước hết công ty phải nhanh chóng khôi phục lại mối liên kết sản xuất với nông dân Lâm Đồng để xây dựng ổn định diện tích vùng nguyên liệu chuối Laba khoảng trên dưới 100ha. Theo đó, phần diện tích đất sản xuất, đầu tư thiết bị, công lao động… do nông dân chịu trách nhiệm. Còn phần cung cấp nguồn giống ứng trước, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm… do công ty đảm trách.

Đặc biệt, với liên kết này, công ty sẽ “chốt” giá tiêu thụ chuối Laba tối thiểu hàng năm (nếu giá thị trường xuống quá thấp), giúp người sản xuất đạt lãi ít nhất khoảng 300 triệu đồng/ha (tính giá thời điểm giữa tháng 11/2013); hoặc công ty sẽ thu mua với giá cao nhất theo giá thị trường, giúp người nông dân đạt lãi cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

29/07/2013
Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

29/07/2013
Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

30/07/2013