Chuối Laba Sang Nhật

Lần đầu tiên Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vừa xuất khẩu sang Nhật 10 tấn chuối Laba Lâm Đồng. Kết quả này đã nhận được những “phản hồi” tích cực về triển vọng hợp tác lâu dài.
Để được thị trường “khó tính” Nhật Bản “gật đầu” nhập khẩu chuối Laba Lâm Đồng, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đã trải qua nhiều năm xây dựng chất lượng sản phẩm và xây dựng các mối quan hệ với đối tác. Anh Lê Sĩ Công, Giám đốc công ty “nhìn lại”: Trong năm 2013, thị trường tiêu thụ chuối Laba Lâm Đồng khá bấp bênh, khi diện tích trồng mở rộng và tăng sản lượng thì giá xuống quá thấp, ngược lại khi khan hiếm sản lượng thì giá tăng lên nhưng vẫn chưa “tương xứng” với tiềm năng đất đai và các nguồn đầu tư về kỹ thuật, nhân công lao động...
Nếu so với năm 2012 thì vùng nguyên liệu chuối Laba Lâm Đồng trong năm 2013 giảm xuống khoảng 60% diện tích, chỉ còn trên dưới 200ha. Dù vậy, chuối Laba của công ty vẫn “giữ vững” trang trại 6 ha diện tích chuyên canh, bên cạnh đó là hàng chục hecta hợp tác sản xuất với nông dân để ổn định chất lượng và sản lượng, từ đó làm cơ sở đối chứng quảng bá đến các đối tác nước ngoài. Và sau nhiều lần gửi mẫu chuối Laba Lâm Đồng chào hàng tại các nước Nga, Ukraina, Nhật, Hàn Quốc, vào tháng 8/2013, các doanh nhân Nhật Bản đã đi “tiên phong” đàm phán giá cả thu mua chuối Laba Lâm Đồng với Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt.
Cũng theo lời Giám đốc Lê Sĩ Công, những ngày các doanh nhân Nhật “lưu trú” ở Đà Lạt, công ty chịu mọi chi phí để đưa đi khảo sát chất lượng vùng nguyên liệu chuối Laba Lâm Đồng, chủ yếu tập trung địa bàn các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Kết thúc chuyến “mục sở thị” đầu tiên, các doanh nhân Nhật đưa về nước 30 kg chuối Laba để các siêu thị “kiểm nghiệm chất lượng”. Rồi gần 1 tháng tiếp theo nữa, các doanh nhân Nhật lại quay sang Đà Lạt “nhờ” Giám đốc Công tuyển chọn thêm 40kg chuối Laba nữa để tiếp thị theo nhu cầu “nếm thử” của các siêu thị khác từ Nhật qua đến đất Hồng Kông, Thượng Hải của Trung Quốc.
Đầu tháng 9/2013, sau khi “nếm thử” chuối Laba Lâm Đồng hầu hết những siêu thị ở Nhật đều đánh giá rất tốt. Không bỏ lỡ cơ hội, một doanh nghiệp Nhật đã chính thức đàm phán và thống nhất với Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt với giá thành tiêu thụ chuối Laba cao hơn từ 30% trở lên so với giá thị trường trong nước. Qua nhiều ngày thu hoạch tại trang trại của mình và tổ chức điều hành nhân viên tỏa đi gom hàng tại Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, công ty đã tập kết đủ 10 tấn hàng chuối Laba rồi vận chuyển về Sài Gòn để xuất khẩu sang Nhật bằng đường biển.
Đáng nói hơn với chất lượng chuối Laba xuất khẩu sang Nhật, phần lớn sản xuất tại công ty theo quy trình mới (an toàn, sạch bệnh, hình thức bắt mắt) đều đạt yêu cầu; còn lại sản xuất theo quy trình thông thường trong nông dân Lâm Đồng, bước đầu mới chọn lựa được 10% sản lượng thu hoạch.
Hiện nay, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đang tiếp tục phân loại thu mua chuối Laba Lâm Đồng, dự kiến đến hết tháng 11/2013 sẽ tiếp tục xuất khẩu sang Nhật chuyến hàng thứ 2 với khối lượng 10 tấn nữa. Bước sang năm 2014, công ty cố gắng thu mua đủ từ 20 - 30 tấn chuối Laba mỗi tháng để cung ứng cho thị trường đang “khát hàng” ở Nhật.
Nhằm thực hiện đầy đủ những con số chỉ tiêu này, trước hết công ty phải nhanh chóng khôi phục lại mối liên kết sản xuất với nông dân Lâm Đồng để xây dựng ổn định diện tích vùng nguyên liệu chuối Laba khoảng trên dưới 100ha. Theo đó, phần diện tích đất sản xuất, đầu tư thiết bị, công lao động… do nông dân chịu trách nhiệm. Còn phần cung cấp nguồn giống ứng trước, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm… do công ty đảm trách.
Đặc biệt, với liên kết này, công ty sẽ “chốt” giá tiêu thụ chuối Laba tối thiểu hàng năm (nếu giá thị trường xuống quá thấp), giúp người sản xuất đạt lãi ít nhất khoảng 300 triệu đồng/ha (tính giá thời điểm giữa tháng 11/2013); hoặc công ty sẽ thu mua với giá cao nhất theo giá thị trường, giúp người nông dân đạt lãi cao hơn.
Related news

Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.