Chuối dại núi rừng - vị thuốc giá bình dân
Chuối dại, hay chuối hoang...có tên khoa học là Musaccuminata.
Chuối dại núi rừng ở Quảng Ngãi mọc nhiều tại các huyện Tây Trà, Trà Bồng...
Khác với chuối trồng, loại chuối này mọc hoang dại ở vùng núi, có thân cao 3-5 m, hoa mọc thẳng đứng, màu trắng đục khi mới ra, sau đó chuyển thành đỏ hồng.
Chuối dại núi rừng mọc nhiều ở vùng núi Quảng Ngãi.
Kích cỡ của trái chuối dại to cỡ ngón chân cái người lớn, vỏ mỏng, bên trong rất nhiều hột và có màu đen.
Chiều dài của mỗi buồng từ 0,6-1m, với số lượng khoảng 8-12 nải/buồng.
Tuy cùng tên gọi và cùng loài, thế nhưng chuối dại núi rừng không để ăn như chuối trồng trong vườn nhà mà chỉ sử dụng chế biến để chữa bệnh.
Theo tài liệu, chuối dại có tác dụng chữa rất nhiều bệnh, như: Tiểu đường, viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật , bệnh tăng huyết áp, giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay mỏi...
Già Hồ Văn Sơn (60 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng) cho biết: Chuối dại có thể thu, hái quanh năm.
Trái chuối dại có hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, càng có nhiều chức năng chữa bệnh.
Thời gian gần đây, chuối dại được người dân thị trấn miền núi Trà Bồng bày bán khá nhiều.
Cách chế biến chuối dại khá đơn giản: Trái được xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, để càng lâu thì càng có công dụng tốt.
Rượu chuối rừng ngâm lâu ngày có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống thơm và bổ dưỡng. Theo đó người dân thiểu số và đồng bằng Quảng Ngãi thường dùng chuối dại ngâm rượu để giảm đau lưng, nhức mỏi...
Chuối dại xắt phơi khô để ngâm rượu, làm thuốc.
Chuối dại được ví là loại thuốc giá bình dân.
Dù được dùng làm nguyên liệu để làm thuốc và chữa được khá nhiều bệnh như vậy, thế nhưng giá của chuối rừng được bán khá rẻ, chỉ từ 50-70.000 đồng/buồng.
Với số lượng đi chặt hái mỗi ngày cũng được 5-7 buồng, nhiều hộ dân nghèo ở vùng núi Quảng Ngãi đã có được khoản thu nhập khá từ chuối dại núi rừng.
Có thể bạn quan tâm
Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.
Thời gian gần đây, nông dân trồng chuối già và chuối cau tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm do có nhiều thương lái tìm mua các loại chuối già và chuối cau đã tới lứa với giá khá cao.
Tại Khu thực nghiệm (Trường đại học An Giang) đang trồng cây chuối trăm nải và đã có buồng.