Chưa Có Lô Hàng Rau Gia Vị Xuất Sang EU Nhiễm Vi Khuẩn Salmonella
Từ đầu năm đến nay, phía Việt Nam đã nhận được thông báo 8 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật bị cảnh báo về ATTP, tuy nhiên không có lô hàng rau gia vị nào bị cảnh báo nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) thuộc Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam cho biết, triển khai quản lý vi khuẩn Salmonella trên rau gia vị, các đơn vị chức năng đã tuyên truyền phổ biến, vận động người sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau gia vị thực hiện một số biện pháp như:
Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.
Nafiquad cũng cho biết, từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2014 phía Việt Nam đã nhận được thông báo 8 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật bị cảnh báo về ATTP, tuy nhiên không có lô hàng rau gia vị nào bị cảnh báo nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Trước đó, Nghị viện và Hội đồng châu Âu dự kiến tăng tần suất kiểm soát chính thức về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mặt hàng rau và rau gia vị (rau mùi, ớt ngọt, húng quế, húng bạc hà, cần tây, đậu bắp) của Việt Nam lên 20%.
Có thể bạn quan tâm
Nói tới rau công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới Đà Lạt - Lâm Đồng. Ít ai ngờ tại xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang hiện diện một trang trại rau thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất cho các Cty nước ngoài và hệ thống siêu thị Giant Aeon Nhật Bản, Coopmark, BigC, Maximark, Lottemark ở TP.HCM với giá cao gấp đôi loại rau thường…
Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).
Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện, trong đó nhắc nhở cảnh cáo 22 phương tiện và bắt 15 tàu cá vi phạm, các tàu cá này đều làm nghề lưới kéo đang khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Sầm Sơn đến huyện Tĩnh Gia.
Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.
Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.