Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.
Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá).
Nuôi như vậy 18-20 ngày thấy cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang màu đen, thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này bắt đầu cho cá ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi trong 2 tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Có thể bạn quan tâm

Cỏ lào, cỏ xước, đủ đủ, tía tô, trứng cá là những loài thảo dược dân dã có tác dụng kháng nấm trên cá lóc.

Cá lóc đẻ rộ vào những tháng đầu mùa mưa lớn, tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Hệ số thành thục trung bình khoảng 0,5 – 1,5%, sức sinh sản từ 5.000 đến 20.000

Trong các hệ thống nuôi thâm canh mật độ cao, cá rô phi dễ sốc môi trường, miễn dịch kém, ôxy hóa và viêm nhiễm. Sử dụng hỗn hợp flavonoid thảo dược

Tôi có ý định nuôi cá lóc trong bể xi măng. Hỏi cách thiết kế bể và xử lý nước trước khi thả cá như thế nào? Khi nuôi cá lóc trong bể xi măng, chế độ dinh dưỡng

Cá lóc lớn nhanh, khỏe mạnh để vượt qua nguy cơ biến dạng xương và tích tụ chất béo trong gan, cần phải có một giải pháp dinh dưỡng giàu đạm và tiết kiệm