Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.
Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá).
Nuôi như vậy 18-20 ngày thấy cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang màu đen, thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này bắt đầu cho cá ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi trong 2 tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Related news

Tại khu vực ĐBSCL, kỹ thuật nhân giống cá lóc bằng cách dùng kích thích tố sinh sản đang được nông dân ứng dụng khá rộng rãi. Hiệu quả thu được từ nguồn giống này khá lớn: cứ 100% cá mẹ sinh sản, thu được 70 - 80% cá giống. Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định thành công là khâu chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng kích thích tố đúng liều lượng.

Cá lóc là loài cá có giá trị kinh tế cao, chúng có một số đặc điểm như sức chịu đựng cao, kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon. Nghề nuôi cá lóc ở nước ta đang ngày càng phát triển.

Hiện nay phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, nhất là vào mùa nước nổi. Bà con thường nuôi cá trong ao, trong bể lót bạt nilon hay trong bè. Cá lóc trong tự nhiên thường rất khỏe, ít bệnh tật, nhưng trong điều kiện nuôi nhân tạo với mật số cao thì cá lóc cũng có nhiều bệnh gây hại. Nhiều gia đình mới nuôi cá lóc, chưa có nhiều kinh nghiệm đã thất bại do dịch bệnh gây ra.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú, Trà Vinh) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi, bà con thu về hàng trăm triệu/ao nuôi 1.000 m2, so ra cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Trong chăn nuôi, quản lý chăm sóc vật nuôi là khâu quan trọng. Nếu vật nuôi được quản lý, chăm sóc tốt thì hiệu quả chăn nuôi được nâng cao, và ngược lại. Sau đây là một số nội dung có thể giúp bà con nuôi cá lóc tham khảo, áp dụng trong quá trình nuôi.