Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng
Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà quan trọng là thực hiện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Giao thông đi trước
Xác định kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng trong xây dựng NTM, trong giai đoạn 2011-2015, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện đã huy động mọi nguồn lực từ ngân sách địa phương, từ doanh nghiệp và nhân dân triển khai nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, từ đó bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phụng Hiệp, hơn 4 năm qua, toàn huyện đã đầu tư trên 1.700 tỉ đồng từ các nguồn vốn lồng ghép vào triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Từ các nguồn vốn trên, địa phương đã xây dựng 192,62km đường giao thông liên xã và trục thôn, ấp với tổng kinh phí đầu tư hơn 164,2 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 60 tỉ đồng.
Ngoài ra, địa phương còn huy động, lồng ghép các nguồn lực với số tiền hàng chục tỉ đồng để thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề, nước sạch, y tế… cho các xã nằm trong chương trình xây dựng NTM.
Có thể nói, giao thông là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nên thời gian qua, công tác đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn luôn được chú trọng.
Đến nay, cơ bản các tuyến đường trục chính của các xã đều được bê tông hoặc cứng hóa. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã Phương Bình đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê tông khang trang sạch đẹp nối liền các xóm ấp, qua đó tạo bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới.
Đặc biệt, mới đây xã đã hoàn thành việc bê tông hóa tuyến đường giao thông nội đồng với chiều dài 800m, chiều ngang 2,5m, với kinh phí hoàn toàn xã hội hóa từ nhân dân và doanh nghiệp.
Để có được tuyến đường khang trang sạch đẹp này, nhiều người dân đã tự nguyện hiến đất, hoa màu để công trình thi công được thuận lợi.
Bà Nguyễn Thị Đảnh, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, vui mừng cho biết: “Sau khi được vận động làm tuyến lộ này, gia đình tôi cũng như các hộ dân khác nhất trí rất cao.
Dù điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng gia đình tôi cũng đã đóng góp hơn 5 triệu đồng để làm đường.
Đến nay, con đường được kiên cố hóa giúp cho việc đi lại thông thương buôn bán, học tập của con em trong xóm cũng thuận tiện hơn rất nhiều”.
Chủ động trong sản xuất
Với lợi thế nông nghiệp, những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.
Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã thực hiện 163 công trình với tổng kinh phí đầu tư gần 57 tỉ đồng.
Đến nay đã có 3/12 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi gồm: Hiệp Hưng, Phương Phú và Thạnh Hòa.
Ông Trần Văn Tuấn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Xác định nông nghiệp là thế mạnh, nên từ khi triển khai xây dựng NTM, tranh thủ nguồn kinh phí từ Trung ương và địa phương, hàng năm, địa phương đều lên kế hoạch để đầu tư thi công, nạo vét các công trình thủy lợi.
Từ sự đầu tư lớn cho thủy lợi, nông dân đã chủ động trong sản xuất, giảm được chi phí, năng suất được nâng lên, từ đó lợi nhuận cũng tăng theo.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình thủy lợi, ngành nông nghiệp huyện cũng theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và khuyến cáo nông dân xuống giống ở những khu vực có đê bao vững chắc, đảm bảo an toàn.
Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất; chuyển đổi cây trồng phù hợp để giúp người dân tăng năng suất, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống người dân”.
Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Xác định xây dựng NTM là chương trình phát triển tổng hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, vì vậy hàng năm, huyện luôn chỉ đạo các xã phải có kế hoạch cụ thể, lộ trình, bước đi thích hợp, nhất là việc tích cực tham gia hưởng ứng của toàn dân; phát huy các nguồn lực trong dân, trên cơ sở định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện từ phía Nhà nước.
Bên cạnh giữ vững đối với 2 xã đạt chuẩn NTM, theo kế hoạch, trong năm 2016, huyện sẽ thực hiện thêm xã Phương Bình đạt 19/19 tiêu chí.
Theo đó, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, huyện sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh, ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; xây dựng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển chăn nuôi tập trung ở các xã theo hướng công nghiệp, an toàn dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.
Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.
Tin rằng với sự thận trọng của nông dân, sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và những quan tâm chính quyền địa phương thì người nuôi tôm Vĩnh Châu sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi năm 2014.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu một số đơn vị xuất hóa chất sát trùng và vaccine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũ như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum…
Theo nhiều tiểu thương, gần đây nguồn cung nhiều loại thịt gia cầm khá dồi dào. Dù đã cận Tết Nguyên đán nhưng sức tiêu thụ các loại thịt gia cầm vẫn khá yếu. Để bán hàng, nhiều người kinh doanh thịt gia cầm phải chủ động giảm giá bán.