Chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Xu hướng phục hồi và phát triển đàn heo
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, theo ông Châu Ngọc Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, không có tình trạng bệnh trên gia súc, gia cầm trở thành dịch. Đặc biệt, các địa phương đã tổ chức tiêm phòng một số loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm với trên 4,5 triệu liều, kiểm dịch động vật các loại với quy mô lớn…
Cũng theo ông Châu Ngọc Tấn, trước thực tế diện tích đồng cỏ, nơi chăn thả ngày càng bị thu hẹp trên địa bàn tỉnh, xu thế hiện nay của người chăn nuôi là đầu tư nuôi heo với hình thức chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Trong đó, chú trọng các biện pháp xử lý triệt để các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến và nâng cao chất lượng đàn giống. Đây cũng là thời điểm giá heo hơi tương đối ổn định, ít dịch bệnh nên được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Tiêu độc khử trùng môi trường
Bộ Nông nghiệp & PTNT nhận định, từ nay đến cuối năm 2015, nguy cơ xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm rất cao. Đặc biệt hiện nay, diễn biến bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc vẫn rất phức tạp. Trong khi đó việc vận chuyển trái phép gia cầm giống vào trong nước tiêu thụ vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để chủ động ngăn chặn các chủng vi rút gây bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh.
Riêng đối với Bình Thuận, song song tập trung phục hồi, phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm để phòng trừ dịch bệnh. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra, vào tỉnh và kiểm soát giết mổ để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào. Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh cho biết thêm: “Thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1/2015, trạm thú y các địa phương đã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm... Qua đó nhằm cắt đứt đường truyền lây của vi rút trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường...
Related news

Năm nay, nhiều vườn nhãn của các hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai không cho thu hoạch quả. Chỉ số ít cây nhãn cho thu hoạch, nhưng quả nhỏ, nên giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại. Nhãn mất mùa, giá thấp đã khiến nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng rầu lòng, lo lắng đến định hướng và phát triển cây trồng này trong tương lai.

Vụ đầu tiên ứng dụng thử nghiệm công nghệ sinh học giúp ngô có khả năng kháng sâu và thuốc trừ cỏ cho thấy, công nghệ mới này đang được nhiều phản hồi tích cực và sự chú ý của nông dân phía Bắc.

Những năm gần đây, huyện Long Mỹ đã đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người sản xuất trong tiêu thụ lúa cho nông dân. Bước đầu, các mô hình đã nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân địa phương.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc Trung Quốc (TQ) bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu nông sản nước ta trong thời gian tới, nhất là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cao su, sắn, hạt điều...

Ngày 14.8, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, “chúng tôi đang đau đầu về thị trường TQ”. “Xuất khẩu hạt điều sang TQ “cơn ông chưa qua, cơn bà bà đã lại”.