Chú Trọng Phát Triển Thêm Nguồn Giống Mới
Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.
Vụ lúa năm nay được dự đoán là khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết, kéo theo là dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, theo chị Lê Ngọc Hoa - Phó Phòng Quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng - Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, chia sẻ: “Đây là năm công tác sản xuất lúa giống gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ đến khi sắp thu hoạch. Trong điều kiện khó khăn đó, Trung tâm nghiên cứu, chọn lọc sản xuất và cho ra đời những giống lúa chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sản xuất của tỉnh”.
Với tổng diện tích sản xuất 7ha lúa tại Trại giống An Phong (xã An Phong, huyện Thanh Bình), vụ lúa năm 2014, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm trên 35 giống lúa mới (chủ yếu là lúa thuần). Song song đó, Trung tâm tổ chức trình diễn 18 giống lúa nhằm tìm ra những giống lúa thật sự triển vọng. Trong năm, Trung tâm đã tiến hành lai tạo thành công 3 giống lúa: ĐTS4, ĐTS9, ĐTS19.
Để bảo đảm nhu cầu sử dụng giống của nông dân, Trung tâm thực hiện nghiên cứu sản xuất và cung ứng các loại giống cấp nguyên chủng và siêu nguyên chủng được người dân ưa chuộng gồm: OM 6976, OM 4900, OM 6162, OM 5451, IR 50404, VD 20, jasmine 85... Đồng thời, phục tráng làm thuần 12 giống lúa phổ biến như: VD 20, OM 6976, OM 4900, OM 5451...
Chị Lê Ngọc Hoa cho biết thêm: “Vụ đông xuân 2014 - 2015, qua nghiên cứu, khảo nghiệm, Trung tâm đã cho ra các giống phát triển rất tốt. Đặc biệt nhiều giống có khả năng kháng chịu sâu bệnh như: OM 6976, OM 4900, OM 4218... Ngoài ra, còn có một số giống lúa chất lượng cao như VD 20, jasmine 85. Qua đánh giá thực tế trên đồng ruộng, đây là những giống có thể mang lại năng suất cao”.
Khảo sát thực tế tại các diện tích lúa khu vực xã An Phong, huyện Thanh Bình, có thể nhận thấy sự phấn khởi của bà con nông dân về chất lượng của các giống lúa, nhất là đối với những giống lúa mới chất lượng cao. Ông Hồ Hoàng Việt ngụ xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Vụ này, tôi vẫn chọn giống VD20 như các vụ trước do đặc tính giống lúa này kháng sâu bệnh rất tốt, cho năng suất cao, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết tại địa phương”.
Tuy nhiên để việc sản xuất lúa đạt kết quả cao, ngoài giống còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ông Phạm Hữu Phước - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh cho biết: “Nhằm cung ứng cho người dân những giống lúa chất lượng cao, Trung tâm đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu, khảo nghiệm. Trong đó, chú trọng vào việc rút ngắn thời gian lai tạo, áp dụng các biện pháp xác định gen, cấy túi phấn...
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả, Trung tâm còn liên kết với các viện, trường có uy tín để khảo nghiệm thêm nhiều giống lúa mới chất lượng cao, chú trọng vào các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt”.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187C5F/Chu_trong_phat_trien_them_nguon_giong_moi.aspx
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!
Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…