Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Tịch Him Lam Bớt Đánh Golf Để Trồng Cây Mắc Ca

Chủ Tịch Him Lam Bớt Đánh Golf Để Trồng Cây Mắc Ca
Ngày đăng: 09/02/2015

Sau 20 năm kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, ông Dương Công Minh đặt niềm tin vào ngành nông nghiệp Việt Nam và chọn cây mắc ca để đầu tư.

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Khi trưởng thành, một hécta mắc ca có thể thu hoạch được 4,7 tấn hạt, cao gấp đôi cây cà phê và cao hơn nhiều các loại cây công nghiệp khác như ca cao, hồ tiêu, hạt điều. Trên thị trường, nhu cầu loại hạt này gấp 4 lần cung, khiến cho giá bán có thể lên tới một triệu đồng một kg.

Tại Tây Nguyên, mắc ca được các hộ dân trồng nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây, do vậy, bài toán quy hoạch ngành trở thành chủ đề nóng. Giáo sư Hoàng Hòe - Nguyên viện trưởng Viện điều tra quy hoạch rừng cho rằng, để xây dựng thành công ngành công nghiệp mắc ca ở Tây Nguyên thì doanh nghiệp dẫn đầu đóng vai trò quan trọng.

"Họ sẽ đóng vai trò là trung tâm và người nông dân sẽ là những vệ tinh, cùng hợp tác phát triển để ngành công nghiệp tiến vững chắc, tránh những yếu điểm mà các ngành cây trồng khác từng mắc phải như thiếu nguồn vốn, tập quán làm ăn nhỏ lẻ, quản lý kém", ông chia sẻ.

Trước vấn đề này, ngay tại hội thảo, với sự có mặt của Đại tướng Trần Đại Quang - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên và ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban kinh tế Trung ương cùng lãnh đạo các tỉnh và hàng trăm nông dân, ông Dương Công Minh trực tiếp đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc ca Tây Nguyên với trụ sở tại Lâm Đồng và văn phòng tại TP HCM.

"Tôi tình nguyện làm Chủ tịch Hiệp hội. Làm Chủ tịch tức là tôi bớt thời gian đi đánh golf, dù không muốn nhưng vẫn làm vì quyền lợi của người trồng mắc ca", ông bày tỏ. Ông cũng cam kết sẽ nghiên cứu các mô hình hiệp hội đã có ở Việt Nam như tiêu, điều, lương thực... để trình lên các cấp liên quan về cơ chế cụ thể cho hiệp hội.

Ông Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cũng ủng hộ việc phải có một doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, đưa mắc ca trở thành cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên. "Mắc ca là cây mới du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay, được đánh giá là có thể trồng xen với nhiều loại cây khác, cho năng suất chất lượng cao và mang lại giá trị kinh tế. Hướng đi này rất mới, nhưng cần phải có doanh nghiệp Mạnh Thường Quân dám đầu tư sản xuất lớn, công nghệ cao để nâng cao năng suất và đứng ra bao tiêu", ông phát biểu.

Hiện tại, Him Lam cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) đã xây dựng đề án đầu tư phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, tổng trị giá khoảng 20.000 tỷ đồng. Dự án bắt đầu triển khai cụ thể từ năm 2015 để nhân rộng diện tích lên 250.000 hécta, biến Tây Nguyên trở thành thủ đô mắc ca Đông Nam Á.

Chia sẻ về lý do lựa chọn mắc ca để đầu tư tại vùng đất đỏ bazan này, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch LienVietPost Bank cho biết trong điều kiện các loại cây cà phê, cao su, tiêu, điều đang già cỗi, việc tái cơ cấu cây trồng và tìm kiếm một cây công nghiệp chiến lược mới cho Tây Nguyên là điều cấp thiết. Với giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao hơn nhiều các cây trồng khác và phù hợp với điều kiện khí hậu nơi đây, mắc ca được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu.

"Quan điểm kinh doanh của LienVietPostBank là chủ động tìm đối tượng đầu tư để giải ngân vốn vay có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang có dấu hiệu ứ đọng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thấp, nhiều rủi ro", ông Hưởng nói. Vị này cũng cho biết nguồn vốn 20.000 tỷ đồng cho vay không chỉ trong thời gian cây mắc ca cho quả thu hoạch (khoảng 6 năm) mà có thể dài hơn tới 10 - 15 năm và ngân hàng sẵn sàng đứng ra mua bảo hiểm cho nông dân và chịu trách nhiệm về rủi ro.

"Thành lập Hiệp hội mắc ca Tây Nguyên thì Him Lam sẽ là nơi cung cấp giống chất lượng cao, với sự tư vấn của Mỹ, Australia. Hiện nay, người trồng lo lắng khâu tiêu thụ, nên chúng tôi quyết định năm tới xây nhà máy trước để thu mua, bao tiêu sản phẩm. Bài toán về vốn hiện nay đã có lời giải, khí hậu cũng tạo điều kiện. Chúng ta phải phát triển mắc ca Tây Nguyên bền vững về chuỗi giá trị. Tại sao không?", ông Hưởng nhấn mạnh.

Tuy vậy, lãnh đạo Him Lam cho rằng dù Chính phủ đã bắt đầu có một phần khung chính sách ưu tiên cho phát triển cây mắc ca, song vẫn cần nhiều điều kiện để loại cây này trở thành một ngành mũi nhọn, giống như cà phê trong suốt nhiều thập niên qua. Việc năng suất ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, mạnh ai nấy làm đang là trở ngại lớn trong việc đưa nền nông nghiệp Việt Nam cất cánh, trong đó mắc ca.

“Để mắc ca trở thành ngành công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng và đây chính là chìa khóa để mắc ca cất cánh. Nếu không, mắc ca Việt Nam cũng sẽ vướng vào bài toán xuất khẩu nhiều nhưng giá trị ít, như đã và đang xảy ra với cây cà phê”, vị này nhận định.

Lãnh đạo Vụ tín dụng cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phải coi trọng công tác chọn giống, xây dựng quy trình chăm sóc vì trồng mắc ca 5 năm mới thu hoạch quả. Ngành công nghiệp chế biến cũng cần xây dựng ngay từ lúc này, rút kinh nghiệm từ cây cà phê bởi nếu không chú ý khâu chế biến, tiêu thụ thì không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

"Chúng ta phải bình tĩnh để có quy hoạch đúng mức, tham gia thị trường cung cấp sản phẩm mắc ca", giáo sư Hoàng Hòe khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

VietGAP Và Nhận Thức Của Nông Dân VietGAP Và Nhận Thức Của Nông Dân

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.

18/12/2014
Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

18/12/2014
Lào Cai Trồng Khảo Nghiệm 6,5 Ha Bí Thiên Thanh Lào Cai Trồng Khảo Nghiệm 6,5 Ha Bí Thiên Thanh

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.

18/12/2014
Giá Mía Thấp Ỏ Long Mỹ (Hậu Giang) Nông Dân Lỗ Nặng Giá Mía Thấp Ỏ Long Mỹ (Hậu Giang) Nông Dân Lỗ Nặng

Do không có thương lái đến thu mua nên sau khi thu hoạch xong đa phần bà con tự vận chuyển ra nhà máy để bán. Mía cân chỉ đạt từ 8 - 9 chữ đường, với giá 650 - 700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mía lỗ 700.000 - 800.000 đồng/công.

18/12/2014
Nông Dân Chưa An Tâm Về Cây Mía Nông Dân Chưa An Tâm Về Cây Mía

Vụ thu hoạch mía năm 2014 - 2015 đã bắt đầu hơn một tháng nay. Theo phản ánh của nông dân nhiều nơi, việc thu hoạch mía năm nay có nhanh hơn so với các năm trước, tâm lý sợ mía khô, sợ mía cháy của bà con nông dân cũng giảm bớt. Có điều - cũng theo lời bà con nông dân, cây mía hiện nay không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nên không tạo được sự an tâm để nông dân có thể tiếp tục gắn bó với cây mía.

18/12/2014