Các Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Chống Hạn

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, vụ sản xuất HT, khu vực Trung Bộ có kế hoạch gieo sạ khoảng 396.490 ha lúa. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, và xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng, tại các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ có 11.673 ha thiếu nước tưới phải ngừng sản xuất… Bên cạnh đó, toàn vùng có 6.220ha lúa thiếu nước tưới phải chuyển đổi sang trồng cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn, rau màu các loại.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, tình hình nắng nóng, khô hạn sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 3 tháng tới. Do vậy, lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi đã yêu cầu lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn cho lúa vụ hè thu và vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.

Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.