Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Đẻ Của Lươn

Bà Đẻ Của Lươn
Ngày đăng: 10/06/2013

Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện kỹ sư Đoàn Kim Sơn đã “tấn công” sang cả lĩnh vực sản xuất lươn giống.

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Đã quyết thì phải làm đến cùng

Sơn từng được biết đến là người học ngành hóa nhưng lại có tài nuôi cho sinh trưởng và sinh sản các loại kỳ đà, ếch Thái Lan, chồn hương… Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện anh “tấn công” sang cả lĩnh vực nuôi cho sinh trưởng và sinh sản lươn.

Kỹ sư Đoàn Kim Sơn SN 1983 tại huyện Chợ Gạo. Chàng trai quê gốc miền Tây này đã có quá trình khởi nghiệp từ những năm còn ngồi trên ghế giảng đường. Năm 2001, đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Nông Lâm TP HCM, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, anh xin theo các thầy cô ở Khoa Thủy sản làm thêm.

Kỹ sư Đoàn Kim Sơn (trái) giới thiệu lươn bột do cơ sở của anh sản xuất

“Công việc của tôi là tham gia thực hiện các đề tài cho thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan. Công việc này mang lại cho tôi một khoản tiền để trả học phí và để dành” - Sơn nhớ lại. Từ năm thứ hai ĐH, với vốn kiến thức học được từ quá trình tham gia cùng các thầy cô, anh thuê một miếng đất nhỏ ở TP để thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan và lươn. Tiếp đó, anh lại thuê đất ở Long An để thử nghiệm nuôi cho sinh trưởng và sinh sản rắn ri voi, rắn ráo trâu, kỳ đà.

“Không phải thành công đến với tôi liền. Cũng có những thất bại khiến tôi tuyệt vọng, bị stress trầm trọng” - kỹ sư Sơn bồi hồi nhớ lại lúc gian nan khởi nghiệp. Khi ấy, các loài như ếch, rắn, kỳ đà..., anh đều dần dần nuôi và cho đẻ được. Tuy nhiên, đối với việc nuôi lươn, kể cả nuôi sinh trưởng và sinh sản, thì anh liên tiếp thất bại. “Cái cảm giác đau đắng họng khi nhìn lươn chết thối cả ao nuôi đến bây giờ vẫn còn ám ảnh tôi”- anh nói.

Một chuyện ít ai biết là có lúc Sơn đã gần như trắng tay vì lươn. Lươn chết, từ số vốn khoảng 800 triệu đồng tích cóp bao năm, anh chỉ còn lại đúng 20 triệu đồng. Nhiều  người khuyên Sơn bỏ lươn, chỉ tập trung vào rắn, kỳ đà - những thứ đã nuôi được nhưng anh không chịu. Sơn quyết tâm phải làm đến cùng, làm cho lươn đẻ được. “Mẹ thất bại” cuối cùng cũng đã “đẻ” cho anh đứa con thành công mang tên “lươn bột”.

Bạn tốt của nông dân

Về chuyện nuôi cho lươn sinh sản thành công của kỹ sư Sơn, ông Nguyễn Sỹ Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, TP HCM - cho biết: “Lươn là loài nuôi cho sinh trưởng thì không khó lắm. Tuy nhiên, nuôi ép lươn bột để cung cấp con giống hàng loạt ra thị trường thì trên địa bàn huyện Hóc Môn, ngoài anh Sơn, tôi chưa thấy ai làm được”.

Theo ông Phước, hiện nay, anh Sơn đang bao nuôi và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện, cả ở các tỉnh, thành khác. “Các hộ muốn nuôi cứ gửi mẫu nước ao đến cho tôi. Tôi sẽ đo, chỉnh độ PH lại cho phù hợp. Trong quá trình nuôi lươn bột do cơ sở của tôi cung cấp, chết con nào tôi đền con đó” - kỹ sư Sơn khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Hoài, một nông dân ở tỉnh Bến Tre, ông đã nuôi thử hơn 300 kg lươn giống do cơ sở của kỹ sư Sơn cung cấp và đã xuất gần 2 tấn lươn thịt. Trong quá trình nuôi, số lươn giống này chỉ  chết vài con. “Trước đây, tôi nuôi lươn con bắt từ thiên nhiên. Chất lượng của nguồn con giống này thất thường lắm. Chúng dễ chết do đa số đều bị chích điện hoặc trầy xước” - ông Hoài cho biết.

“Ngoài bao nuôi, kỹ sư Sơn còn có vựa ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, TP HCM để bao tiêu luôn cho bà con với giá cả hợp lý. Đây quả thật là cách làm hay, có lợi cho những hộ muốn tận dụng nguồn cá, ốc, rau để nuôi lươn tăng thêm thu nhập” - ông Nguyễn Sỹ Phước nhận xét.

Muốn giúp nông dân tăng thu nhập

Vừa qua, vài doanh nghiệp Nhật Bản muốn mua lại quy trình sản xuất lươn giống của kỹ sư Đoàn Kim Sơn nhưng anh chưa đồng ý bán. Kỹ sư Sơn cho biết: “Tôi muốn giữ quy trình này để thu lại số vốn đã bỏ ra cho con lươn từ trước đến nay. Điều quan trọng là tôi muốn giúp các hộ nông dân tăng thu nhập bằng nuôi lươn một cách căn cơ. Căn cơ ở đây là tôi vừa bao nuôi, vừa bao tiêu sản phẩm


Có thể bạn quan tâm

Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

25/08/2015
Nông dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 25 tấn/ha/vụ Nông dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 25 tấn/ha/vụ

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

25/08/2015
Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2 Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả nuôi 300 ha tôm vụ 2

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

25/08/2015
Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh Nuôi tôm ở Hải Lạng vẫn lại bấp bênh

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

25/08/2015
Si Ma Cai (Lào Cai) khai thác tiềm năng nuôi thủy sản Si Ma Cai (Lào Cai) khai thác tiềm năng nuôi thủy sản

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

25/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.