Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá
Ngày đăng: 22/01/2014

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, là nguyên nhân làm cho nhiều loài cá bị chết, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết năm 2013 tỉnh Lạng Sơn đã có 990 ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác ước đạt 925,8 tấn, tăng 50,3% cùng kỳ năm 2012... Để người dân chủ động chống rét cho cá, ngay từ cuối tháng 11, Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị các phòng, ban chuyên môn của các địa phương chỉ đạo, đôn đốc tích cực tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: ao nuôi phải bảo đảm độ sâu mực nước ổn định từ 2m trở lên; hạn chế gió lạnh bằng cách phủ bèo tây mặt ao về hướng Đông Bắc; căng bạt trên mặt ao, tạo giá thể bằng rơm rạ để cá trú ẩn tránh rét; cho cá ăn khi điều kiện thời tiết thích hợp…

Tại huyện Cao Lộc, ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo của Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn triển khai tới nhân dân kịp thời.

Ông Mông Sỉ Chao, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc cho biết: "Mấy hôm trước khi nhiệt độ xuống tôi đã nhanh chóng quây bạt quanh ao rồi thả bèo, cỏ, rơm xuống ao và cho cá ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng và khả năng chịu rét cho cá. Với gần 1 ha mặt nước hiện còn khoảng 4 tấn cá thịt và hàng nghìn con cá giống nếu không chủ động chống rét thì mình là người thiệt hại đầu tiên”.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ

Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.

03/09/2013
Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.

29/07/2013
Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

03/09/2013
Cây Ca Cao Cho Hiệu Quả Thấp Cây Ca Cao Cho Hiệu Quả Thấp

Trước tình trạng vụ việc người trồng ca cao Bến Tre đang đồng loạt chặt bỏ vườn cây của mình, trao đổi với NTNN, TS Hoàng Quốc Tuấn cho rằng chuyện này là tất yếu và đã được cảnh báo từ nhiều năm nay.

05/09/2013
Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

07/06/2013