Nam Định công bố có dịch cúm gia cầm A/H5N6
Theo đó, yêu cầu các huyện Vụ Bản, Trực Ninh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y; đồng thời nhanh chóng bao vây, dập tắt dịch, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Các xã Hiển Khánh, Trực Phú thành lập các chốt gác kiểm dịch; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn xã; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và các khu vực xung quanh ổ dịch.
Các địa phương trong tỉnh, nhất là những xã, phường, thị trấn ở gần vùng dịch giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, từ ngày 1 - 10/10 đã phát hiện tại 4 hộ chăn nuôi (gồm 1 hộ ở xã Hiển Khánh và 3 hộ ở xã Trực Phú) có trên 3.300 con gia cầm có hiện tượng ốm, chết bất thường.
Chi cục Thú y tỉnh Nam Định đã lấy mẫu bệnh phẩm tại các ổ dịch gửi đi xét nghiệm.
Kết quả, Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xác định, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6.
Đây là lần đầu tiên chủng virus cúm A/H5N6 xuất hiện trên địa bàn Nam Định.
Hiện toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được các cơ quan chức năng địa phương tiêu hủy theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.
Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.
Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...
Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.