Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh
Ngày 10-7, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức ở TPHCM, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm từ nay đến cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các vật nuôi chứa mầm bệnh với tỷ lệ khá cao.
Vì vậy, khi tăng mật độ đàn, cùng với việc vận chuyển gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu Tết 2014 sẽ là điều kiện phù hợp để dịch bệnh xuất hiện, lây lan nếu các địa phương lơ là trong việc phòng chống.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, dịch bệnh gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, do tình trạng nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, chưa chủ động sản xuất vaccine trong nước, chủ yếu vẫn nhập khẩu…
Vì vậy, cần chuyển việc phòng chống dịch bệnh sang thế chủ động thay vì luôn bị động như thời gian qua; tổ chức lại ngành chăn nuôi, phát triển theo 2 hướng trang trại tập trung và trang trại công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) trong năm 2015 diện tích lúa gieo sạ là 827.000 ha, tăng 12.256 ha và sản lượng ước tính đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng trên 125.000 tấn so với vụ xuân hè 2014.
Bọ nhảy rất khó phòng trừ, từ nhiều năm qua luôn là nỗi lo của nhiều người trồng rau; đặc biệt là khi trồng các loại rau cải họ thập tự.
Cuối năm 2014, giới khoa học trong ngành nông nghiệp và y dược nhận tin vui khi Trung tâm Đấu tranh sinh học nghiên cứu thành công việc sản xuất ĐTHT.
Ba năm qua, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống ở ĐBSCL tăng trên 1.000, nhưng do quản lý lỏng lẻo đã làm giảm chất lượng, năng suất khi đến người trồng lúa.
Theo chủ các trang trại nuôi gà công nghiệp tại Đồng Nai, hiện gà bán tại trại có giá khoảng 29.500 đồng/kg, tăng 3 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng.