Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Giống Thủy Sản Chủ Lực

Chủ Động Giống Thủy Sản Chủ Lực
Ngày đăng: 24/07/2013

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

Chuyện con tôm thẻ

Cách đây vài tháng, trên một số trang Web về thủy sản, đưa tin về một sự đột phá của ngành tôm Ấn Độ, đó là nước này đã sản xuất thành công tôm thẻ chân trắng (TTCT) bố mẹ sạch bệnh, đồng thời qua đó phê phán rằng Việt Nam cho phép nuôi TTCT trước cả Ấn Độ, nhưng cho đến nay vẫn chưa tự sản xuất được TTCT bố mẹ sạch bệnh.

Đúng là ngành tôm Ấn Độ đã có bước tiến vượt bậc khi sản xuất thành công tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh sau khi cho phép nuôi thương phẩm loại tôm này mới được 4 năm.

Thế nhưng nếu nói Việt Nam vẫn chưa làm được tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh khi mà đã cho nuôi loại tôm này trước cả Ấn Độ, thì là một nhận định sai lầm. Bởi trên thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA 3), đã thành công trong việc sản xuất TTCT bố mẹ sạch bệnh từ mấy năm trước.

Cụ thể, sau nhiều năm triển khai thử nghiệm, vào năm 2009, Viện 3 đã thành công trong việc sản xuất được giống TTCT bố mẹ sạch bệnh có nguồn gốc từ Hawaii. Tôm giống này được đặt tên là F1-V3-VN, qua kiểm dịch đều không có dấu hiệu nhiễm 6 loại bệnh TSV, WSSV, MBV, YHV và IHHNV.

Đây là nguồn tôm giống đầy triển vọng, bởi với điều kiện thời tiết tại miền Trung, tôm F1-V3-VN có khả năng sinh sản khá ổn định, với 200.000-300.000 ngàn trứng/lần đẻ, cao hơn nhiều so với tôm bố mẹ nhập từ Hawaii (170.000-190.000 trứng/lần đẻ).

Tỷ lệ thụ tinh của tôm F1-V3-VN cũng cao hơn so với tôm bố mẹ nhập từ Hawaii, thời gian sinh sản lần đầu sau khi cắt mắt cũng sớm hơn. Tỷ lệ sống qua thời gian nuôi thành thục và cho đẻ rất cao, tới 93,3%.

Về giá thành, tôm F1-V3-VN thấp hơn nhiều so với tôm bố mẹ nhập từ Hawaii và Thái Lan. Nguồn tôm giống do tôm F1-V3-VN sinh sản ra, cũng đạt những chỉ tiêu rất ấn tượng khi cho nuôi thử nghiệm: nuôi 78 ngày đạt kích cỡ 90 con/kg, năng suất đạt 11 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 150 triệu đ/ha, tỷ lệ các ao không bị mắc bệnh là rất cao, số ít ao bị bệnh là do yếu tố môi trường…

Điều đáng nói là RIA 3 đã tạo được nguồn TTCT bố mẹ sạch bệnh chất lượng cao như trên hoàn toàn dựa vào nội lực của chính Viện này mà không có hỗ trợ từ kinh phí Nhà nước.

Nhưng đáng tiếc là đến nay, RIA 3 vẫn chưa thể thương mại hóa được giống TTCT bố mẹ sạch bệnh F1-V3-VN. Ông Đào Văn Trí, Viện trưởng RIA 3, cho hay, nguyên nhân chính là do Viện chưa có điều kiện để hoàn tất các thủ tục pháp lý để trên cơ sở đó, cơ quan chức năng cho phép đưa TTCT bố mẹ sạch bệnh F1-V3-VN ra thị trường.

Và có lẽ vì thế mà đến nay, nhiều người vẫn cứ tưởng Việt Nam chưa sản xuất được TTCT bố mẹ sạch bệnh.

Làm được nhiều giống chủ lực

Ngoài tôm thẻ chân trắng của RIA 3, trong những năm qua, ngành thủy sản cũng đã thành công trong việc gia hóa, sản xuất được con giống bố mẹ sạch bệnh, chất lượng cao của nhiều loài thủy sản chủ lực mà trước đây thường phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, nhập khẩu hoặc đã bị suy thoái về chất lượng giống.

Trước đây, nguồn tôm sú giống bố mẹ của nước ta hầu như dựa vào khai thác ngoài tự nhiên nên chất lượng không đảm bảo, thường mang sẵn mầm bệnh... Trước thực trạng đó, trong nhiều năm qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA 2) đã nghiên cứu gia hóa tôm sú bố mẹ từ hậu ấu trùng tôm có nguồn gốc bố mẹ từ tự nhiên.

Đến nay, RIA 2 đã gia hóa thành công tôm sú và đang liên tục hoàn thiện quy trình này. Hiện tại, sức sinh sản trung bình của tôm mẹ là 520.000-550.000 trứng/lần đẻ. Tôm mẹ đã được nâng sức sinh sản trung bình lên 17,2% và tỷ lệ sinh sản 13,2% so với đề tài nghiên cứu trước. Đặc biệt, đàn tôm sú bố mẹ gia hóa được sàng lọc sạch các mầm bệnh WSSV, YHV, MBV và HPV.

 RIA 2 đã thiết lập được qui trình sản xuất tôm sú gia hóa sạch bệnh qui mô lớn, sản xuất được 900 cặp tôm sú bố mẹ gia hóa sạch bệnh trong một năm. Qui trình này hiện đang áp dụng cho đề tài chọn giống tôm sú và đã đăng ký xây dựng mô hình thuộc chương trình giống thực hiện trong năm 2013.

Nhằm nhân rộng nguồn tôm sú bố mẹ gia hóa phục vụ sản xuất, tiến tới thay thế dần việc dùng tôm bố mẹ tự nhiên cho sản xuất, Viện đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tôm sú bố mẹ đạt chất lượng và đã tạo ra 2.810 con tôm bố mẹ gồm 1.420 tôm cái và 1.390 tôm đực.

Kết quả này cho thấy triển vọng rất lớn cho việc sản xuất hàng loạt tôm bố mẹ nhân tạo sạch bệnh phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm Việt Nam phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Phó Viện trưởng Viện RIA2, cho biết, chương trình chọn giống tôm sú cũng đã bắt đầu thực hiện từ năm 2012 với đề tài “Ứng dụng di truyền số lượng và di truyền phân tử để tạo vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú theo tính trạng tăng trưởng”. Trong năm 2012-2013, đề tài phải thu thập được 4 nhóm tôm trong đó 3 nhóm tôm có nguồn gốc tự nhiên và 1 nhóm tôm gia hóa, phục vụ cho lai hỗn hợp và chọn giống về sau.

Với con tôm càng xanh, RIA 2 cũng đã thành công với chương trình chọn giống (sau 3 thế hệ chọn giống, tốc độ tăng trưởng của đàn tôm đã qua chọn lọc tăng > 20% so với đàn không chọn lọc) và làm chủ được công nghệ điều khiển đổi giới tính tôm càng xanh mà không sử dụng hormone.

Công nghệ này giúp tạo tôm cái giả (tôm cái mang bộ nhiễm sắc thể của tôm đực và sẽ sinh ra thế hệ con toàn đực). Quy trình đã được phối hợp triển khai với các trại sản xuất tôm càng xanh tại Đồng Tháp, An Giang và Trà Vinh. Tôm giống toàn đực được người nuôi hoan nghênh đón nhận và đánh giá cao hơn tôm giống Trung Quốc vì đạt kích cỡ lớn hơn.

Nhưng do công nghệ này còn hạn chế ở chỗ khó tạo ra một số lượng lớn tôm cái giả trong cùng một thời điểm, nên RIA 2 đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ mới có thể giải quyết được vấn đề này.

Ngoài các giống tôm, RIA 2 cũng đã thành công với chương trình chọn giống cá tra bố mẹ nhằm nâng cao tốc độ tăng trương, tỷ lệ philê, kháng bệnh. Chương trình phát tán đã được bắt đầu trong năm 2010 - 2012 với số lượng 101.000 cá hậu bị đến 63 trại sản xuất giống thuộc 9 tỉnh và thành phố ở ĐBSCL.

Đàn cá hậu bị khi nuôi thành bố mẹ và sản xuất đàn con có tốc độ tăng trưởng cao hơn đàn cá chưa chọn lọc khoảng 20% hay rút ngắn thời gian nuôi xuống 20%, giúp người nuôi quay vòng vốn nhanh và giảm rủi ro trong quá trình nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản

Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

30/07/2015
Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

30/07/2015
Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.

30/07/2015
5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm

Từ đầu năm đến nay, cả nước thu hoạch 228.933 tấn tôm, đạt 33% kế hoạch năm, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu vẫn là sản lượng tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

30/07/2015
Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào

Con giống, giá vật tư đầu vào vẫn luôn khiến người nuôi tôm bất an nhất. Làm sao để quản lý được vật tư nông nghiệp tốt hơn?

30/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.