Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Bằng... Bột Bã Mía
Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.
Người ứng dụng phương pháp trên là ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết: “Ý tưởng này thật ra là do một cựu kỹ sư độc lập tên Cường (không nhớ rõ họ) quê ở Bình Định, cũng là một người có nhiều năm nuôi tôm ở ĐBSCL đề xuất”.
Theo ông Ngoãn, ban đầu ông hoàn toàn không tin điều này nhưng với sự thuyết phục của kỹ sư Cường, thay vì để ao bỏ không chờ qua cơn dịch mới thả nuôi, ông đánh liều, làm thử hai ao. “Tôi đang thả nuôi vụ tôm thứ ba bằng cách hòa lẫn bột bã mía vào nước trong ao, hai vụ trước tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thành công 100%, còn vụ này nuôi tôm sú, được hai tháng rồi, tôm phát triển rất tốt”, ông Ngoãn cho biết.
Là người trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thậm chí đã thực hiện nuôi thử nghiệm phương pháp trên, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng: “Phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay, dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm”.
Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt, nó bổ sung các chất như sắt, kẽm, phốt pho... cho cây. Nhưng đồng thời, ở trong nước, bột bã mía cũng rất tốt, nó bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển và một số chất như sắt, kẽm... cũng rất cần cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, nhờ đó làm cho độ kiềm (pH) trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Chính vì vậy, người nuôi không cần phải dùng nhiều vôi, chất nâng độ pH trong nước, đặc biệt ít nhất trong hai tháng đầu, giúp làm giảm rất nhiều chi phí đầu tư.
Cụ thể, theo ông Ngoãn, sử dụng bột bã mía để nuôi tôm, chi phí đầu tư giảm khoảng 40-50%. “Chi phí giảm, thứ nhất, do không cần dùng vôi; thứ hai, do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt nên không phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cũng như các sản phẩm vi sinh đậm đặc do các tập đoàn thuốc thú y sản xuất, được bán với giá đắt đỏ như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Hiện Đồng Nai cung cấp cho thị trường TP.HCM trung bình 4.000 con heo/ngày. Người nông dân đã tăng đàn nên đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường dồi dào. Ngoài ra, đến nay các doanh nghiệp đã hoàn thành việc mua thịt heo để dự trữ chế biến phục vụ dịp tết. Dự báo từ nay đến cuối năm giá heo không biến động nhiều.
Ngày 8-12, lô hàng nhãn tươi đầu tiên của Công ty Ánh Dương Sao (TP.HCM) sẽ được xử lý chiếu xạ và xuất khẩu sang Mỹ bằng đường hàng không. Tiếp theo công ty này, 3-4 doanh nghiệp khác cũng đang chuẩn bị đưa nhãn VN vào Mỹ bằng cả đường hàng không và đường biển.
Sản phẩm từ cơ sở sản xuất này nổi tiếng thơm ngon nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm được sản xuất công nghiệp, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống nói chung và cơ sở sản xuất Tư Tài nói riêng đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhất là về mẫu mã và giá cả.
TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.