Vĩnh Long Phát Triển Mô Hình Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Còm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn và phát triển mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp giai đoạn 2014-2015”
Dự án có tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư cho chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015.
Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: Đào tạo 120 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn ghép với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp cho nông dân trong tỉnh;
Phát triển 16 mô hình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn và 16 mô hình nuôi cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn, giúp nông dân trong vùng dự án chủ động nguồn giống cung ứng tại chỗ phục vụ nghề nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản;
Đồng thời, góp phần tái cơ cấu ngành thủy sản, chuyển đổi các mô hình nuôi cá tra nhỏ lẻ và các đối tượng khác không hiệu quả sang nuôi thương phẩm cá thát lát còm ghép với cá sặc rằn.
Có thể bạn quan tâm
Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, bước đầu cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên tự phát chuyển đổi ngành nghề sang khai thác banh lông.
Riêng đường sản xuất từ đường thô của Nhà máy đường luyện Biên Hòa là 85.925 tấn, Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh là 4.920 tấn, Cty NIVL là 19.610 tấn và Nhà máy đường Cần Thơ là 4.719 tấn.
Để nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của mô hình đối với môi trường, cuối năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự án nuôi heo trên đệm lót sinh thái, trong đó xã Cẩm Sơn có 4 hộ được chọn để triển khai. Mỗi hộ được hỗ trợ từ 2,5 đến 4,5 triệu đồng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong những tháng đầu năm xuất khẩu (XK) cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, XK cá ngừ sang Hà Lan lại có sự tăng trưởng ấn tượng. Trong 4 tháng đầu năm, XK mặt hàng này sáng Hà Lan đạt gần 8,9 USD, tăng hơn 123%.
Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rõ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.