Phân bón hữu cơ cho cây thanh long trong thời kỳ mới
Thanh long là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, nhưng thị trường tiêu thụ thường không ổn định.
Cây thanh long sinh trưởng và phát triển vượt bậc khi được bón phân hữu cơ nguồn gốc phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản ORGANIC YUKIMOTO.
Chính vì vậy, các tỉnh này bắt đầu xây dựng một số chương trình sản xuất thanh long sạch để có được sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường ổn định như Châu Âu, Mỹ… Làm tốt được việc này mới đảm bảo ổn định được giá thị trường đầu ra của sản phẩm.
Cây thanh long cần nguồn dinh dưỡng rất lớn, cây cho trái liên tục vì thế yếu tố phân bón cần được chú trọng. Trong chương trình sản xuất thanh long sạch, ưu tiên sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và hữu cơ sinh học.
Theo tập quán hiện nay, nhà nông sử dụng nguồn phân hữu cơ chưa hợp lý. Thông thường, nhà nông bón phân hữu cơ cho cây thanh long chỉ 1 lần vào đầu mùa mưa, với số lượng rất lớn từ 10 - 15kg/gốc, sau đó dùng phân NPK hay phân bón lá cho hết quy trình sản xuất.
Nhà nông thường sử dụng phân bò để bón cho thanh long. Tuy nhiên nguồn phân bò thường không ổn định, lúc có, lúc không, nên chưa kiểm soát tốt được việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho vườn thanh long của mình.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh. Trong đó nguồn phân gà dần lấy được lòng tin của nhà nông bởi chất lượng cũng như chi phí sử dụng. Phân gà với hàm lượng hữu cơ cao thường từ 60% trở lên và chứa đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Ngoài ra, trong phân gà được bổ sung các vi sinh vật có lợi, giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với dịch hại cũng như các yếu tố bất lợi của thời tiết.
Theo Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp số 4/2016 của Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, trong một kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng phân hữu cơ đến tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita) hại cà tím tại Lâm Đồng” đã kết luận: “Bón phân gà đã làm giảm số lượng tuyến trùng trong đất, trong rễ, tỷ lệ nốt sưng và số nốt sưng thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức bón phân heo, phân dê, phân bò, phân hữu cơ thương phẩm và đối chứng không bón phân hữu cơ”.
Hiện Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn đang phân phối dòng phân hữu cơ nguồn gốc phân gà nhập khẩu từ Nhật Bản ORGANIC YUKIMOTO với hàm lượng hữu cơ trên 60%, có bổ sung nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng. Với công nghệ hiện đại, phân gà được xử lý đúng tiêu chuẩn để cây trồng hấp thu ở mức nhanh nhất khi bón xuống đất.
Vụ đông xuân 2018, đội Bác sỹ cây trồng của công ty đã kết hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Thuận triển khai bón thí điểm ở một số vườn thanh long. Kết quả rất tuyệt vời, cây thanh long sinh trưởng và phát triển vượt bậc so với vườn đối chứng bón phân theo tập quán cũ của nông dân.
Kỹ thuật bón phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà cực kỳ đơn giản. Bón phân Organic Yukimoto 2 lần/vụ, với lượng bón 0,5 kg cho một lần bón vào mỗi gốc thanh long. Thời điểm bón phân lần 1 giai đoạn trước khi chong đèn, lần bón tiếp theo sau khi thanh long ra nụ hoa.
Anh Mỹ - chủ nhà vườn tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận sau khi ứng dụng mô hình bón phân trên cho biết: Phân hữu cơ gà nhập khẩu từ Nhật Bản do Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn phân phối anh rất ưng ý, cây trồng hấp thu dinh dưỡng nhanh, cành thanh long phát triển sung, đẹp. Thu hoạch trái có màu đẹp và trọng lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
"Quan trọng nhất là tôi đã tiết kiệm được chi phí bón NPK trong khi chỉ bón phân hữu cơ gà trong suốt quá trình. Tôi đang giới thiệu cho các nhà vườn lân cận sử dụng sản phẩm phân gà Organic Yukimoto của công ty", anh Mỹ nói.
Có thể bạn quan tâm
Thanh long ruột đỏ là cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Sau khi trồng một năm cây thanh long bắt đầu
Giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ 1 - còn gọi là H14) được Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công và được Bộ NN-PTNT công nhận là giống mới
So với cách trồng tưới nước theo tập quán cũ thì áp dụng hệ thống tiết kiệm có lợi nhiều, nhất là khâu mướn công tưới, bón phân...