Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Bón phân cho thanh long ruột đỏ

Bón phân cho thanh long ruột đỏ
Tác giả: PV
Ngày đăng: 03/04/2019

Giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ 1 - còn gọi là H14) được Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công và được Bộ NN-PTNT công nhận là giống mới và đưa vào sản xuất thử vào năm 2005.

Sử dụng phân bón của Behn Meyer Agricare Việt Nam đang mang lại hiệu quả cao đối với cây thanh long Long Định 1

Do hiệu quả kinh tế mang lại cao nên hiện nay diện tích trồng giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 trên cả nước ước tính khoảng 10.000ha, tập trung nhiều tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Thuận và Vĩnh Long.

Để giúp bà con nông dân nắm bắt được những khoa học kỹ thuật canh tác giống này, Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam (Bm) xin giới thiệu quy trình bón phân cho cây thanh long ruột đỏ LĐ1.

Khi cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ trồng - 16 tháng tuổi) cần bón lót trước khi trồng loại phân hữu cơ Growel 3.3.3 từ 5 – 7 kg/trụ + 500g Entec 25-15. Ở giai đoạn cây sau khi trồng từ 1 - 8 tháng tuổi tiến hành bón phân hữu cơ, mỗi gốc bón 5 - 7kg phân hữu cơ Growel 3.3.3. Tiếp theo bón phân vô cơ 1,5kg Entec 20.10.10 + 3S chia ra nhiều lần bón trung bình, mỗi tháng bón 2 lần, liều lượng 50g/1 trụ (pha phân tưới cho cây là biện pháp tốt nhất để cây dễ hấp thụ dinh dưỡng).

Khi cây ở giai đoạn từ > 8 - 16 tháng tuổi tiến hành bón phân hữu cơ thì mỗi gốc chỉ cần bón 5 - 7kg phân hữu cơ Growel 3.3.3, sau đó tiến hành bón phân vô cơ 1,5kg Entec 20.10.10+3S chia ra nhiều lần bón, trung bình mỗi tháng bón 2 lần, liều lượng 50g/1 trụ. Cách dùng là pha phân tưới hoặc rải đều xung quanh trụ tưới ướt đẫm cho cây.

Khi cây thanh long ở giai đoạn kinh doanh (trên 16 tháng tuổi), ở vụ thuận cũng như vụ nghịch đều bón phân với liều lượng gần giống nhau chỉ khác vụ nghịch bón lân trước khi xử lý ra hoa nhiều hơn gần gấp đôi. 

Bón phân lần 1: Trước khi xông đèn 15 ngày, vụ thuận 250gr lân + 1,5kg hữu cơ + 100gr phân Entec 20-10-10+ 3S. Vụ nghịch: 500gram lân + 2kg hữu cơ + 150gram phân Nitrophoska Green 15.15.15 + 2S, kết hợp phun thuốc bệnh và phun phân bón qua lá tạo mầm (Hakaphos 12.32.14…).

Bón lần 2: Khi nụ khoảng 5-8cm, bón 200gram/1 trụ phân Nitrophoska Green 15-15-15+2S.

Bón lần 3: Sau khi rút râu 7 ngày, bón mỗi gốc trung bình từ 150 - 200gram tùy vào số trái và bẹ thanh long cũng như tốc độ bung của trái, bón Entec 20-10-10 + 3S hoặc Nitrophoska Green 15-15-15 + 2S (vì giai đoạn này cần đạm cao để cho trái phát triển).

Bón lần 4: Trước khi thu hoạch 12 ngày, bón 150 - 200gram/gốc Nitrophoska Perfect 15-5-20 + 2MgO + 8S + TE & phun Basfoliar K 10-0-35 + 3% Zn xóa lem cũng như tăng cường lên màu cho trái và cứng tay. Theo khuyến cáo của Cty Bm, lưu ý với thanh long ruột đỏ do thịt quả có nhiều nước, vỏ mỏng nên nếu bón thừa lượng đạm giai đoạn trái non sẽ làm vỏ dầy trái không bung hoặc chạy nụ, cũng như trái lớn làm vỏ dầy và xanh gây lem trái.


Có thể bạn quan tâm

Xử lý cho thanh long nghịch vụ Xử lý cho thanh long nghịch vụ

Mùa thanh long tự nhiên là từ tháng 4 tới tháng 9, tuy nhiên, vào mùa nghịch, một số nhà vườn đã dùng kỹ thuật chong đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch,

15/01/2019
Kỹ thuật trồng cây thanh long nhanh ra nhiều quả chất lượng cao Kỹ thuật trồng cây thanh long nhanh ra nhiều quả chất lượng cao

Kỹ thuật trồng cây thanh long cho nhanh ra quả và chất lượng tuyệt hảo mà các chuyên gia nông nghiệp mới tiết lộ.

13/02/2019
Kỹ thuật chăm sóc thanh long ruột đỏ trong thời kỳ ra quả Kỹ thuật chăm sóc thanh long ruột đỏ trong thời kỳ ra quả

Thanh long ruột đỏ là cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Sau khi trồng một năm cây thanh long bắt đầu

12/03/2019