Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Kỹ thuật trồng cây thanh long nhanh ra nhiều quả chất lượng cao

Kỹ thuật trồng cây thanh long nhanh ra nhiều quả chất lượng cao
Tác giả: Đức Mậu (T/h)
Ngày đăng: 13/02/2019

Kỹ thuật trồng cây thanh long cho nhanh ra quả và chất lượng tuyệt hảo mà các chuyên gia nông nghiệp mới tiết lộ.

Kỹ thuật trồng cây thanh long phát triển tốt nhất. Ảnh minh họa

Cây thanh long có tên tiếng Anh là Hylocereus megalanthus. Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả, là loài thực vật họ xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Chuẩn bị đất trồng cây

Hầu hết các loại đất đều được khai thác trồng thanh long như đất rừng, đất thổ cư, các khu vườn tạp ... Phần lớn là đất xám bạc màu, công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản chỉ cần cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m.

Chuẩn bị cây trụ

Đặc điểm của cây thanh long là bám vào cây trụ nên chi phí về cây trụ khá cao trong đầu tư. Loại gỗ được chọn thường là loại gỗ tết, chịu được nắng mưa, lâu mục như căm xe Xylia dolabriformis Benth, cẩm Liên Xylia xylocarter Taub …

Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m.

Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn cho thanh long dễ bám.

Chuẩn bị hom giống thanh long

Thanh long có thể trồng bằng hạt nhưng chủ yếu trồng bằng hom. Để chọn hom có chất lượng tốt nhất cần phải lựa chọn tuổi cành trung bình từ l - 2 năm tuổi trở lên. Chiều dài hom tốt nhất từ 50 - 70cm. Hom mập, có màu xanh đậm. Hom không có khuyết tật, sâu bệnh. Các mắt mang chùm gai mẩy, khả năng nẩy chồi tốt.

Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.

Thời vụ trồng cây thanh long

Thanh long thường được trồng vào tháng 10 - 11 dương lịch, hoặc tháng 4 – 5

Bón lót và đặt hom cây

Trước khi đặt hom cần làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân và phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây trụ khoảng 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. 

Bón phân thúc hàng năm

Mỗi năm bón 3 đợt phân NPK, khoảng cách các đợt như nhau.

Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành vào tháng 11, và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.

2 năm đầu, tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.

Cụ thể sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân: tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân; tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.

Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm như HVP 301, Mymix như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. 

Năm thứ 3 trở đi cần chú trọng tới Kali để quả ngon ngọt và chắc. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như phân chuồng 15 - 50 kg; phân lân (Super lân) 0,5 kg; Urê  0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg.

Lần 1: sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê.

Lần 2: cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl.

Lần 3: vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl.

Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP ...

Kỹ thuật chăm sóc thanh long

Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Tùy theo ẩm độ đất mà tưới từ 3 - 7 ngày/lần. 

Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. 

Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm.

Tủ gốc vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa ... để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp.

Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả khác.

Xử lý ra hoa thanh long

Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 - 1,5 tháng. Nguồn điện thắp sáng để kích thích hoa thanh long ra nhanh có thể sử dụng lưới điện quốc gia, hoặc máy phát điện riêng.

Loại bóng đèn và công suất dùng bóng đèn tròn 75W. Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m.

Thời gian thắp sáng:  thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 - 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Thắp đèn cho thanh long sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ.

Sau 4 - 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày để quả phát triển.

Kỹ thuật thu hoạch

Sau khi quả thanh long chuyển màu từ xanh sang đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao để cắt. Khi cắt đi dọc theo hàng, lựa quả đúng tiêu chuẩn


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ - Phần 2 Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ - Phần 2

Giống Thanh long ruột đỏ được ưa chuộng nhất hiện nay là Long Định 1 và H14 là giống được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lai tạo

13/11/2018
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ - Phần 3 Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ - Phần 3

Giống Thanh long ruột đỏ được ưa chuộng nhất hiện nay là Long Định 1 và H14 là giống được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lai tạo

14/11/2018
Xử lý cho thanh long nghịch vụ Xử lý cho thanh long nghịch vụ

Mùa thanh long tự nhiên là từ tháng 4 tới tháng 9, tuy nhiên, vào mùa nghịch, một số nhà vườn đã dùng kỹ thuật chong đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch,

15/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.