Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chọn Giống Lúa Chịu Mặn

Chọn Giống Lúa Chịu Mặn
Publish date: Sunday. December 8th, 2013

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Tỉnh Sóc trăng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng cùng hệ thống sông, rạch, kênh mương thủy lợi và chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều từ đông. Vào mùa khô hàng năm, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến một số vùng SX, nhất là vùng trồng lúa. Vì thế tỉnh chú trọng công tác tìm giống lúa chịu mặn đáp ứng nhu cầu SX...

Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013, Trại Giống cây trồng Long Phú (Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng) thực hiện đề tài thí nghiệm các giống lúa trong điều kiện thực tế ngoài đồng, trên vùng đất nhiễm mặn tại ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề; ấp Lương Văn Hoàng, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên và ấp Nguyễn Tăng, Xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung.

Mục tiêu nghiên cứu chọn được 1 - 3 giống chịu mặn và cho năng suất cao hơn giống OM576 (Hàm Trâu) từ 10% trở lên để nâng cao hiệu quả SX trên vùng đất mặn, giúp nông dân giảm rủi ro. Quy mô thực hiện 8 bộ giống tổng cộng 113 giống lúa, diện tích mỗi điểm thí nghiệm là 3.500 m2. Riêng điểm Mỹ Xuyên 110 giống.

Các giống mới được hình thành từ các dòng/giống lúa tuyển chọn từ Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL, Trường ĐH Nông lâm, gồm bộ giống A0, A1, bộ chịu mặn, bộ giống phẩm chất; các dòng Green - Super rice; sử dụng lại một số giống cao sản đã trồng phổ biến cho dễ đánh giá và dùng giống đối chứng là OM576.

OM576 là giống lúa có TGST khoảng 105 ngày, cao khoảng 85 - 95 cm, chịu mặn khá, phù hợp cho vùng nhiễm phèn và mặn ở Sóc Trăng, năng suất cao và ổn định, được nông dân sử dụng nhiều năm qua.

Qua kết quả thí nghiệm, nhóm cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài đề nghị chọn các giống OM9581, OM108-200, SH2-2 (OM105) để SX trong vùng nhiễm mặn (≤ 0.3%);

SX thử trong vùng mặn để đánh giá thêm tính thích nghi của các giống cao sản OM7222GT, OM8931, OM9581-3, OM8017, HHZ5 - Y7 - Y3, HHZ - Y7 - Y1, HHZ - Y7 - Y1, HHZ12 - DT - 11 - DT2, HHZ5 - SAL1 - SAL2 và các giống lúa thơm nhẹ OM9915, OM9921, OM9916, OM9918.

Tiếp tục khảo nghiệm thường xuyên các bộ giống mới tại các vùng trồng lúa bị nhiễm mặn để có cơ sở bổ sung, đổi mới những giống lúa chống chịu mặn tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Theo Trung tâm GCT Sóc Trăng, kết quả điều tra từ trước năm 2009 Sóc Trăng chưa có nhiều công trình nghiên cứu giống lúa chịu mặn. Tuy nhiên, một số giống đang trồng được xem là chịu mặn như Tép hành đột biến, OM723-11, OM576, OM 2717, OM2517, OM 1490, MTL547, IR59656, Khao Dawk Mali, IR42 rằn và lúa thơm ST5, ST10.

Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm đã thực hiện khảo nghiệm tuyển chọn giống lúa chịu mặn từ nguồn giống của Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL. Kết quả chọn được các giống OM6976, OM6677, OM8232, OM2395, OM6677, OM5629, OM6162, OM5464, OM8923, OM4900, OM6976-41, OM7364, OM7347, OM3995, OM9577, OM9584, OM5953.

Theo ThS Nguyễn Thị Bắp, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thí nghiệm giống lúa tại Sóc Trăng, các giống OM 6976, OM 6677, OM6976, OM5629, OM6162, OM5464, OM4900, OM7364, OM9577, OM9584 có khả năng chịu mặn khá và cho năng suất cao hơn OM576 (Hàm Trâu) và là những giống có khả năng thích hợp vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên chỉ chịu mặn nhẹ và không ổn định trong điều kiện mặn lên xuống thất thường như hiện nay.

Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn của một số giống lúa đang được canh tác phổ biến tại ĐBSCL, Viện Lúa ĐBSCL đã tiến hành thanh lọc 15 giống, gồm 8 giống cổ truyền và 7 giống cao sản ngắn ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống OM997 chống chịu mặn trung bình và cho năng suất cao.

Thời gian chọn tạo tương đối dài, từ lai tạo, tuyển chọn đến khi có được một số dòng lúa mới, thuần mất ít nhất là 6 - 7 vụ và cần thêm 2 - 4 vụ nữa để đánh giá về năng suất, khảo nghiệm đặc tính của giống.

Từ năm 2009 - 2012, Viện đã tìm 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn. Đồng thời phối hợp khảo nghiệm, đánh giá ở các trung tâm giống Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu...


Related news

Cho Vay Thí Điểm Sản Xuất Nông Nghiệp Gắn Doanh Nghiệp Với Nông Dân Cho Vay Thí Điểm Sản Xuất Nông Nghiệp Gắn Doanh Nghiệp Với Nông Dân

Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.

Wednesday. July 23rd, 2014
Nuôi Giấc Mơ… Tỷ Phú Nuôi Giấc Mơ… Tỷ Phú

Men theo con đường nhỏ quanh co đầy vỏ sò, vỏ ốc, băng qua mấy chiếc cầu khỉ dẫn vào khu đìa tôm, chúng tôi mới đến được các vùng đìa nuôi ốc hương ở phường Ba Ngòi, Cam Linh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)…

Tuesday. December 9th, 2014
Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn “Mùa Vàng” Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn “Mùa Vàng”

Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.

Wednesday. July 23rd, 2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trứng Nước Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trứng Nước

Bo bo (một loại vi sinh vật sống trong nước), dân gian gọi là trứng nước vốn có sẵn trong thiên nhiên (trong môi trường nước có nhiều rong rêu, chất hữu cơ…). Đây là loại thức ăn thiên nhiên được xem là “ngon lành” của cá, nhất là cá nhỏ, cá giống.

Tuesday. December 9th, 2014
Lập Lại Trật Tự Ngành Hàng Cá Tra Lập Lại Trật Tự Ngành Hàng Cá Tra

Ngày 22/7, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức tọa đàm triển khai Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Nuôi – chế biến và XK sản phẩm cá tra.

Wednesday. July 23rd, 2014