Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cholimex Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Công Nghệ Cao Ở Cần Giờ

Cholimex Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Công Nghệ Cao Ở Cần Giờ
Ngày đăng: 22/04/2012

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) sẽ đầu tư 45 tỉ đồng để phát triển dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ, TPHCM.

Ông Huỳnh An Trung, Phó tổng giám đốc Cholimex, cho biết như trên sau buổi làm việc với UBND TPHCM về dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ở Cần Giờ, TPHCM chiều ngày 18-4.

Theo ông Trung, ban đầu dự án sẽ được nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,2 héc ta. Sau đó, công ty sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân nuôi tôm ở Cần Giờ. Tổng nguồn vốn đầu tư là 45 tỉ đồng.

Ông Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng (IIB), đơn vị tư vấn và thẩm định dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao của Cholimex, cho biết công nghệ nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Cần Giờ đã được Tổng cục thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cấp phép, còn IIB thẩm định chi phí đầu tư, chi phí ứng dụng so với các nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay với công nghệ cao mà Cholimex sẽ áp dụng.

Theo ông Hiển, công nghệ nuôi tôm thẻ này sẽ không sử dụng nhiều hóa chất để xử lý nguồn nước, dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng nước cho tôm nuôi ở mật độ cao (nuôi thâm canh) nên chi phí bỏ ra trên một mét vuông mặt nước thấp hơn. “Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng của Cholimex có chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng về lâu dài thì lại rẻ hơn cách nuôi hiện tại”, ông Hiển nói.

Theo ông Trịnh Biên, chuyên viên Phòng Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT TPHCM, trước đây, toàn huyện Cần Giờ chỉ có khoảng 800 héc ta nuôi tôm thẻ chân trắng (tương đương 13,3% diện tích) nhưng do năm qua dịch bệnh trên tôm sú bùng phát mạnh nên năm nay người nuôi tôm Cần Giờ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. “Hiện Cần Giờ có khoảng 6.000 héc ta nuôi tôm, trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90% diện tích, còn 10% là nuôi tôm sú”, ông Biên cho biết.

Sở dĩ có sự chuyển đổi diện tích nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng lớn như vậy, theo ông Biên, là do năng suất nuôi tôm sú tại Cần Giờ là 3,5 tấn/héc ta, trong khi, năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng là 8 tấn/héc ta, nhưng thời gian nuôi lại ngắn hơn cũng như ít bệnh hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

14/08/2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

14/08/2015
Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

14/08/2015
Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng Tìm nhân tố mới phòng trị nhãn chổi rồng

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.

14/08/2015
Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

14/08/2015