Hiệu Quả Từ Những Mô Hình Vườn, Ao, Chuồng Ở Đắk Rlấp
Gia đình chị Phạm Thị Kim Thanh ở tổ 6, thị trấn Kiến Đức hiện có 1,5 ha cà phê và 5 ao cá và một trại nuôi heo thịt, heo nái. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình luôn có mức lãi từ 500 triệu đồng trở lên.
Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.
Số tiền bán heo dùng mua phân bón 3 đợt cho cà phê. Cuối năm, thu hoạch cà phê lại tiếp tục có vốn đầu tư trở lại cho heo, ao cá”.
Tương tự, chị Đỗ Thị Hoa ở thôn 6, xã Kiến Thành cũng đã phát triển kinh tế gia đình nhờ mô hình vườn, ao, chuồng. Theo chị Hoa thì hiện chị đang phát triển chăn nuôi các loại gà, vịt, ngan, nuôi cá và vườn thì trồng các loại rau xanh. Với diện tích đất sản xuất không nhiều, chỉ gần 5 sào nhưng nhờ biết đa dạng cây, con nên gia đình luôn có mức thu nhập khá mỗi năm.
Trong đó, chị đã xây dựng hệ thống chuồng nuôi gà, vịt trên mặt ao, chất thải từ chăn nuôi sẽ dùng để nuôi cá. Tận dụng diện tích mặt ao, đất bờ ao, gia đình còn làm các giàn trồng bí, mướp, dưa leo.
Chị Hoa chia sẻ: "Do có nhiều sản phẩm khác nhau nên nhiều năm qua, tôi không phải chịu cảnh “được mùa mất giá”.
Có thể nói, hình thức phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng là một cách thức tổ chức sản xuất khá hiệu quả của nông dân Đắk R’lấp. Đây cũng là mô hình đang được ngành chức năng địa phương khuyến khích nông dân triển khai vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, hạn chế được những rủi ro về giá cả, thiên tai.
Ông Phạm Quang Vượng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện cho biết: "Nhờ nhân dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nên những năm qua, diện tích sản xuất, hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng nâng cao.
Đến nay, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt mức trên 37.500 ha, tăng hơn 900 ha so với năm 2011. Trong đó, nếu như sản lượng cây công nghiệp chỉ tăng nhẹ thì sản lượng cây lương thực đạt trên 2.700 tấn, tăng gần 600 tấn so với năm 2011. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định với gần 20.000 con.
Địa phương cũng đang có hàng trăm hộ dân phát triển sản xuất theo mô hình vườn, ao, chuồng có hiệu quả, trong đó có 74 hộ đã được cấp giấy chứng nhận trang trại tổng hợp với doanh thu bình quân mỗi mô hình từ 500 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/ năm”.
Có thể bạn quan tâm
Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.
Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.
Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.