Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.
Mặc dù nhiều ngân hàng đã cho vay nông nghiệp từ lâu nhưng thực sự coi đây là một ưu tiên chiến lược cho dòng chảy tín dụng cũng chỉ mới bắt đầu từ giữa năm nay.
Ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ Ngân hàng HD Bank cho biết: “Tăng trưởng tín dụng chưa được mạnh, nông nghiệp nông thôn chính là cánh cửa để ngân hàng có thể phát triển tín dụng. Và điều quan trọng hơn nữa là tín dụng nông nghiệp nông thôn hiệu quả và an toàn hơn. Mức chi phí có thể cao hơn so với các dự án BĐS hoặc các dự án thương mại ở các đô thị”.
Chính các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tìm mọi cách đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp.
“Có rất nhiều cách chúng tôi triển khai để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp. Mới đây, chúng tôi thành lập một nhóm chỉ tập trung khai thác khách làm nông nghiệp. Việc thành lập này do chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của khách hàng nông nghiệp” - Ông Tareq Muhmood, TGĐ Ngân hàng ANZ cho biết.
Theo NHNN, tỷ trọng tín dụng nông nghiệp hiện nay đang nhích lên trên 20% tổng quy mô tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên phần lớn dư nợ lại đang dành cho doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông thủy sản. Ví dụ, tại Sacombank, với tốc độ tăng trưởng tín dụng được khoảng 1-2% tổng dư nợ mỗi năm thì số tiền cho vay trực tiếp người nông dân, hộ nông nghiệp hiện vào khoảng 7%.
Các ngân hàng cổ phần cho biết, hiện nay đang ưu tiên giải ngân cho các khoản vay có quy mô từ 50 triệu đồng trở lên. Lý do bởi địa bàn nông nghiệp rộng nên chi phí cho các khoản vay đặc biệt là khâu thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo là khá lớn. Và với những khoản vay nhỏ hơn, ngân hàng khó có thể có lãi nên các ngân hàng dù đang mở rộng cho vay nông nghiệp thì không phải tất cả các hộ nông dân đều có thể gõ cửa ngân hang.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây xuất hiện những thông tin không đúng đang khiến khách du lịch miền Bắc hiểu nhầm, bỏ qua trái xoài Úc - đặc sản của Khánh Hòa.

Cách đây hơn một tuần, bê con F1 BBB (giống bò của nước Bỉ có tên là Blanc Belge - BBB) của gia đình anh Hà Duy Văn ở tổ 6, phường Lương Châu (T.X Sông Công, Thái Nguyên) mới được sinh ra đã nặng 35 kg. Con bê có nái mẹ là nền lai Sind, được thụ tinh nhân tạo với giống bò của Bỉ.

Chanh dây tươi là mặt hàng nông sản được thị trường châu Âu ưa chuộng với nhu cầu nhập khẩu lớn. Tại thời điểm này, các công ty xuất khẩu chanh dây tươi của Việt Nam thậm chí không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Nhằm đảm bảo phát triển thanh long bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng quy hoạch chung phát triển sản xuất thanh long. Định hướng phát triển thanh long tại các vùng truyền thống như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An...

Kiên Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có số lượng nuôi cá lòng bè trên biển lớn nhất, tập trung nhiều nhất là huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Mỗi năm đóng góp sản lượng cá nước mặn lên hàng triệu tấn tiêu thụ trong nước và phục vụ nhu cầu XK rất lớn.