Cánh đồng vàng cho cây cà phê
Thành viên HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết đang thu hoạch cà phê.
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết đã thành lập Tổ liên kết thương mại công bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững.
Thay vì sản xuất cà phê theo cách truyền thống, những thành viên trong tổ này bắt đầu một thói quen sản xuất mới quy củ và nghiêm ngặt hơn.
Ông Trần Thanh Sơn- Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết, một thành viên của tổ, cho biết: “Tuy tổ liên kết thương mại đã phát huy được hiệu quả, nhưng với mô hình hoạt động đó chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do bị hạn chế về tư cách pháp nhân.
Do đó, đến năm 2011, chúng tôi đã quyết định thành lập HTX.
Từ 48 thành viên ban đầu, đến nay HTX đã có 97 thành viên với tổng diện tích cà phê hơn 180ha”.
Ông Sơn cũng cho biết, sau khi tham gia vào HTX, tất cả các xã viên đều phải sản xuất cà phê phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng, thực hành nông nghiệp tốt, thân thiện môi trường; quy trình chăm sóc, thu hoạch cà phê tuân thủ nghiêm ngặt theo chương trình cà phê bền vững.
Nhờ đó, sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức Quốc tế về dán nhãn thương mại công bằng (FLO).
“Tiêu chí công bằng được thực hiện theo hướng trả giá xứng đáng với chất lượng sản phẩm.
HTX có định mức thưởng 250 đồng/kg cà phê quả tươi thu hái chín trên 90%; từ 80 - 90% thì thưởng 200 đồng/kg; nhờ đó tình trạng hái xanh gần như không còn, cà phê chất lượng cao tăng lên.
“Ngoài ra, giá bán cà phê có chứng nhận Fairtrade của HTX Ea Kiết cao hơn 2,2-2,5 triệu đồng/tấn so với giá thị trường; mỗi hộ xã viên thu nhập tăng thêm từ 15-20 triệu đồng/năm”- ông Sơn nói.
Chị Nguyễn Thị Hiếu, một xã viên của HTX khẳng định: “Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê bền vững, bà con còn thường xuyên được tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê.
Nhờ đó, năng suất và chất lượng cà phê tăng lên tạo nguồn thu rất đáng kể”.
Có thể bạn quan tâm
Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...
Trồng lúa, xay gạo để nấu cơm, chế biến bột, làm bún, làm bánh… là chuyện bình thường, nhưng chế biến gạo thành trà uống quả là độc đáo. Ý tưởng này đang được nông dân Trần Thanh Phương thực hiện.
Ngày 26-3, ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, cho biết từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện tình trạng nghêu chết, khoảng trên 300 tấn tại các HTX thủy sản trong tỉnh.
Ông Phạm Ngọc Hoàn, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình (QGPB) cho biết: “Bò tót là nguồn gen quí dự trữ trong thiên nhiên, để có thể lai tạo với các giống bò khác. Giá trị kinh tế mỗi con có thể cung cấp 500-600kg thịt, 400kg xương, 2 - 3m2 da và cặp sừng đẹp. Bò tót lai thụ tinh nhân tạo thì trên thế giới có nhiều, còn đối với những con bò tót lai Phước Bình, theo thông tin khoa học tôi được biết thì đây là đàn bò tót lai tự nhiên đầu tiên trên thế giới”.
Đặc sản sò huyết ở đầm Ô Loan (Phú Yên) khan hiếm nên nhiều người dân địa phương mua sò huyết từ các nơi về bày bán trên đầm gắn thương hiệu “sò huyết Ô Loan”.