Cho Phép Sử Dụng Ngô Biến Đổi Gen Làm Thực Phẩm
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Đây được xem là một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam và giúp nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Ngày 13/ 8, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa ký quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.
Quyết định cấp Giấy xác nhận này được ban hành sau quá trình xem xét và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Quyết định ứng dụng công nghệ sinh học (cụ thể là cây trồng biến đổi gen) trong nông nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lược và tính đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, vì lợi ích phát triển của toàn ngành nông nghiệp và nông dân trong nước; phù hợp với tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó có chủ trương ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Quyết định này cũng phù hợp với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm bớt gánh nặng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương là 856 nghìn tấn, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô là 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), mất khoảng hơn 1 tỷ USD.
Cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học của nhân loại, đã được chứng minh mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường và đặc biệt là nâng cao lợi ích cho người nông dân. Hệ thống hành lang pháp lý cũng như thủ tục trình tự xét duyệt hồ sơ đối với cây trồng biến đổi gen của Việt Nam cho thấy cách tiếp cận tiên tiến và khoa học.
Trong đó, kết hợp xét duyệt và công nhận cho thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong cùng một hồ sơ; Quy định Cấp giấy xác nhận Thực vật biến đổi gen nếu được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với công nghệ này, nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sự kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học của Bộ TN&MT trước khi đưa vào sản xuất.
Related news
Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?
Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.
Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...