Hiệu Quả Từ Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa

“Ruộng lúa bờ hoa” là cách gọi dân dã của nông dân xã An Nhứt, huyện Long Điền khi nói về mô hình trồng lúa theo Chương trình “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong việc quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên cây lúa”. Mục đích của việc trồng hoa là thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cư ngụ, chúng sẽ trực tiếp tấn công các loài sâu rầy hại lúa mà không cần phun thuốc hóa học.
Qua áp dụng thử nghiệm trên diện tích 10ha tại HTX An Nhứt, huyện Long Điền, cho thấy mô hình rất dễ thực hiện, hoa được trồng trên bờ chủ yếu là những loài cây có hoa, có mật ngọt, hương thơm, màu sắc sặc sỡ như: trâm ổi, sao nhái, lạc dại, mè, đậu bắp, đậu xanh... Đây đều là những giống cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và cho nhiều hoa.
Sau 2 vụ triển khai, tại những diện tích trồng lúa ứng dụng mô hình này, các loại sâu bệnh, nhất là rầy nâu gây bệnh vàng lá, lùn xoắn lá giảm rõ rệt, nông dân giảm được 4 đến 5 lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá nhưng lại đạt năng suất cao từ 5- 6 tấn/ha.
Bà Trần Thị Hiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Ở hai vụ lúa, những cánh đồng thực hiện mô hình ruộng lúa bờ hoa đều không phải sử dụng thuốc trừ sâu rầy nào hết. Nếu những cánh đồng không thực hiện mô hình thì bà con vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.”
Song song với việc giảm được sâu bệnh, việc ứng dụng công nghệ sinh thái còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ruộng thông thường khoảng 800 ngàn đồng/ha/vụ, chủ yếu là do nông dân giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Việc trồng hoa trên bờ ruộng đã tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh giúp dẫn dụ được thiên địch, tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái lúa. Từ kết quả khả quan đạt được, trong vụ hè thu sắp tới, việc áp dụng mô hình sẽ rộng rãi hơn tại các địa phương trong tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Với các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa theo mô hình "ruộng lúa, bờ hoa" này đã có từ lâu và bí quyết thành công tùy thuộc vào yếu tố hưởng ứng tham gia của cộng đồng vì khi triển khai mô hình đòi hỏi phải áp dụng trên một diện tích rộng, toàn bộ nông dân phải tham gia. Mô hình áp dụng tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là bước đột phá mới trong việc giúp nông dân áp dụng công nghệ sinh học trên đồng ruộng, tạo sự thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.

Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.

Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.