Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tổng diện tích trồng hồ tiêu ở 7 tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là khoảng 68.000ha, chiếm 85% tổng diện tích trồng hồ tiêu toàn quốc. Bệnh chết nhanh, chết chậm cũng phát sinh, gây hại trên cây hồ tiêu tập trung ở các tỉnh này.
Tính đến cuối tháng 3-2015 có 3.824ha nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm 5,7% diện tích trồng hồ tiêu, trong đó có 84ha nhiễm bệnh nặng tập trung ở Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước. Riêng tại BR-VT, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã được khống chế từ 3 năm nay. Cụ thể, trong vụ tiêu vừa qua bệnh chết chậm chỉ xảy ra trên 32ha ở huyện Xuyên Mộc và Châu Đức. Còn bệnh chết nhanh xảy ra ở 18ha tiêu ở huyện Châu Đức.
Thông tin từ hội nghị cho thấy, do thói quen phần lớn bà con nông dân chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững, còn lạm dụng, trông chờ vào thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Bên cạnh đó, những vườn tạp, trồng tiêu xen cây trồng khác không đúng quy trình xen canh dẫn đến tăng chi phí sản xuất, khó phòng trừ dịch bệnh. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu, thiếu nước tưới cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây tiêu nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.

Trong nuôi tôm, biện pháp phòng ngừa là cơ bản, nên biện pháp chọn giống tốt, giống sạch bệnh là một yêu cầu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cả vụ nuôi.

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ.