Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ

Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ
Ngày đăng: 15/04/2015

Ba Tri có hộ thiệt hại đến 90%

Dọc cánh đồng An Hiệp, An Đức huyện Ba Tri, vào những ngày này, đồng đất đã khô gốc rạ, mà lẽ ra hiện nay, lúa vẫn chưa tới ngày thu hoạch. Hộ ông Nguyễn Văn Do, ở ấp 9, xã An Đức, có đống rơm khá cao nhưng chỉ vỏn vẹn mấy chục bao lúa. “Thường thì vụ này sẽ được hơn 2 tấn lúa tươi, nay chưa tới 1 tấn. Do lúa chín sớm nên hạt chưa đầy, kêu bán nhưng thương lái không mua” - ông Do cho biết. Trong khi đó, gần ruộng ông Do, hơn 10 công lúa của ông Lê Văn Yên, thu cũng chỉ khoảng hơn 3 tấn lúa và chất lượng lúa cũng không hơn gì lúa nhà ông Do. Hộ bà Bùi Thị Cẩm, ở xã An Hiệp cho biết, chỉ thu được khoảng 4 tấn lúa, trong khi các năm trước, vụ này 10 công của bà thu phải hơn 6 tấn.

Ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ba Tri cho biết: Tổng diện tích lúa của huyện hiện nay là 12,3 ngàn héc-ta. Chỉ riêng 2 xã An Hiệp và An Đức tổng cộng gần 150ha lúa bị chín sớm, thiệt hại nặng nề. Các xã còn lại cũng bị ảnh hưởng khoảng 10% diện tích lúa. Các xã ven sông Hàm Luông, ven biển chịu thiệt hại nhiều nhất do cuối nguồn nước, có hộ đã thiệt hại lên đến 90%. Riêng các xã Mỹ Hòa, Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn, Tân Mỹ, Mỹ Thạnh… ngoài lý do nước mặn sớm, còn do đỉnh triều từ nguồn quá thấp, dòng chảy yếu dẫn đến một lượng nước lớn bị ứ đọng, khiến phèn lên cao, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá nhiều.

Cần thiết thay đổi lịch thời vụ

Lịch thời vụ ở tỉnh Bến Tre thường trễ hơn các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long từ 15 - 30 ngày. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ, nhưng cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro trong canh tác, bởi rất dễ bị tác động của thời tiết làm thiệt hại nặng nề.

Trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt Bến Tre lại là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nên lịch thời vụ cũng cần phải có sự thay đổi cho hợp lý hơn. “Riêng Ba Tri, chúng tôi đã thống nhất việc chọn giống lúa sao cho ngắn ngày hơn, xem xét thời điểm xuống giống là vô cùng quan trọng. Chỉ làm 2 vụ đối với một số địa phương dễ bị ảnh hưởng của việc xâm nhập mặn để rút ngắn thời vụ, tránh mùa nước mặn và sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn để tạo nguồn cung hợp lý và hấp dẫn hơn cho các công ty thu mua. Hiện nay, việc vận động bà con thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn” - ông Nguyễn Thanh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Ba Tri chia sẻ.

Do địa hình phân bố diện tích lúa không đều, nhiều cánh đồng nhỏ lẻ, rời rạc nên việc quy hoạch để thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sẽ dẫn đến có nhiều vùng ven thành rìa và người dân sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng đến mục đích sử dụng đất từng địa phương.

“Một vài xã như Tân Thanh, Hưng Nhượng, Bình Thành, huyện Giồng Trôm có diện tích lúa dọc tuyến tránh lộ 885 xuống Ba Tri, chúng tôi đang vận động bà con không nên trồng lúa nữa bởi hàng năm đều bị phèn, mặn gây thiệt hại, do lượng nước bị tù đọng mà không thể xả kịp” - ông Lê Văn Cảnh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm nêu giải pháp đối với địa phương này.

Bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, việc thay đổi lịch thời vụ ở một vài địa phương dễ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là cần thiết. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp cũng đang không ngừng tìm giống mới để thay thế một số giống đã già cỗi nhằm phục vụ tốt hơn cho thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc hoàn chỉnh hệ thống đê bao là việc quan trọng nhất và là giải pháp căn cơ nhất để tránh thiệt hại cho mùa màng.


Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Xử Lý Các Trường Hợp Đào Ao, Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch Tập Trung Xử Lý Các Trường Hợp Đào Ao, Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.

05/11/2013
Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.

07/11/2013
Để Sen Hồng Mãi Tỏa Hương Để Sen Hồng Mãi Tỏa Hương

Đến Tháp Mười, tôi có dịp gặp những người trồng sen, có người gần như gắn bó cả đời với cây sen. Ngồi bên cánh đồng sen mênh mông nước, người thì kể cái duyên mà mình gắn bó với sen, người thì vui mừng vì sen đột ngột lên giá, về triển vọng cây sen trong tương lai, cũng có người băn khoăn về hướng đi của cây sen - nhưng điểm chung nhất là ai cũng mong muốn sen hồng mãi tỏa hương, mãi là loài cây lấy hạt chủ lực trên vùng đất Tháp Mười.

07/11/2013
Khi Thuỷ Sản Là Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Khi Thuỷ Sản Là Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn

Với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xác định thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Chính vì vậy, huyện đã có chính sách, giải pháp để phát triển ngành Thuỷ sản bền vững.

08/11/2013
Có Gần 1.000 Cá Thể Cá Sấu Đang Được Nuôi Nhốt Có Gần 1.000 Cá Thể Cá Sấu Đang Được Nuôi Nhốt

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 15 cơ sở nuôi nhốt cá sấu với khoảng gần 1.000 cá thể. Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trang trại, nuôi trong điều kiện bán hoang dã, nuôi phục vụ du lịch và nuôi kiểng hộ gia đình; tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Tân, Long Hồ và TP Vĩnh Long.

08/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.