Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của người sản xuất cũng giảm vì giá bán không tăng (từ 220 - 240.000 đồng/kg), nhưng giá cá nguyên liệu tăng khoảng 40.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khô cá lóc tiêu thụ chậm, do nhiều hộ dân, bạn hàng cá tự làm khô bán lẻ (khoảng 120 - 140.000 đồng/kg) nên các cơ sở chế biến khô khó cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng khô trôi nổi không được kiểm soát hoặc khô còn ướt (chỉ phơi 1 - 2 nắng).
Huyện Chợ Mới có 6 cơ sở sản xuất khô cá lóc quy mô lớn, như: Kim Huê, Kim Cúc, 6 Tâm, Nhựt Tâm… Bình quân các cơ sở tiêu thụ trên 2,6 tấn khô cá lóc/tháng. Thị trường tiêu thụ tại TP. Long Xuyên và các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và cả Campuchia. Các cơ sở còn sản xuất thêm khô cá lìm kìm, chạch, sặc… để đa dạng sản phẩm
Related news

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, vụ thu hoạch xoài năm nay nông dân trúng mùa, được giá.

Hiện mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất như đào hố, phân bón, chuẩn bị 250.000 cây giống để đến cuối tháng 6 bắt đầu tiến hành trồng và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 7.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định “Về việc phê duyệt kế hoạch chi tiết năm 2015 dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”.

6 tấn vải thiều đầu tiên sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ được trồng tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh (Hải Dương) đang được thu hái, sơ chế, đóng gói để chuyển vào TP. HCM chiếu xạ và xuất khẩu sang Mỹ và Úc.

Trong 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã XK 117.000 tấn điều, chiếm 27,3% giá trị; NK hơn 197.000 tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.