Chính Sách Hỗ Trợ Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Đối Với Vùng Bị Thiên Tai, Dịch Bệnh

Ngày 15-8-2013, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 27 qui định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây giống, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, với Phương pháp xác định mức độ thiệt hại như sau:
Đối với cây trồng:
Căn cứ vào năng suất thu hoạch thực tế vụ này (hoặc dự kiến sẽ thu hoạch) so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước và do hội đồng kiểm tra quyết định:
- Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%. Trường hợp này không được hỗ trợ thiệt hại.
- Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này dưới 30% so năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại trên 70%.
- Các trường hợp còn lại được xác định mức thiệt hại từ 30%-70% (tức năng suất thu hoạch thực tế vụ này hoặc dự kiến sẽ thu hoạch chỉ đạt từ 30%-70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước).
Đối với vật nuôi:
Xác định trên cơ sở số liệu khai báo của đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ và được hội đồng kiểm tra xác minh quyết định.
- Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại so với tổng đàn.
- Giá trị thiệt hại bằng số lượng gia súc, gia cầm chết nhân với đơn giá.
Đối với thủy sản:
- Đối với hình thức nuôi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật: căn cứ vào năng suất thu hoạch thực tế vụ này so với năng suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật do hội đồng kiểm tra quyết định, nếu:
+ Năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%. Trường hợp này không được hỗ trợ thiệt hại.
+ Năng suất thu hoạch thực tế vụ này dưới 30% so với năng suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì được xác định mức thiệt hại trên 70%.
+ Năng suất thu hoạch thực tế vụ này từ 30%-50% (tức năng suất thu hoạch thực tế vụ này hoặc dự kiến sẽ thu hoạch thì được xác định mức thiệt hại trên 50%-70%).
+ Các trường hợp còn lại được xác định mức thiệt hại từ 30%-50% (tức năng suất thu hoạch thực tế vụ này hoặc dự kiến sẽ chỉ đạt từ 50%-70% so với năng suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật).
- Đối với các hình thức nuôi khác không áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, việc xác định căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế kỳ này so với sản lượng thu hoạch thực tế cùng kỳ năm trước và do hội đồng kiểm tra quyết định, được chia thành 3 mức độ thiệt hại như sau:
+ Mức độ thiệt hại trên 70%: Người nuôi bị mất trắng hoặc có thu hoạch nhưng sản lượng không đáng kể, dưới 30% sản lượng so với vụ trước thì được xác định mức thiệt hại trên 70%.
+ Mức thiệt hại trên 50 - 70%: Người nuôi thu hoạch nhưng sản lượng thấp, từ 30% đến dưới 50% sản lượng thu hoạch của vụ nuôi trước thì được xác định thiệt hại trên 50% - 70%.
+ Mức độ thiệt hại trên 30-50%: Người nuôi thu hoạch nhưng sản lượng từ 50 - 70% thì được xác định mức thiệt hại từ 30% - 50%.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây ở vùng gò đồi xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình nuôi hươu lấy nhung đang được người dân xem là hướng làm giàu mới nhiều triển vọng.
Mặc dù chỉ mới bước vào giai đoạn đầu mùa, nhưng giá nhiều loại trái cây đang giảm mạnh, một số trái cây rớt giá thảm khiến nhà vườn khốn đốn như ổi chỉ còn 500 - 700 đồng/kg, xoài ghép 2.000 - 2.500 đồng/kg.

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) hiện có 30 ha chanh đào cho thu hoạch, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng chanh tập trung ở các xã: Tiên Lục, Tân Thanh và Hương Lạc.

Với mức giá tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, nông dân trồng thanh long đang có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.