Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ
Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thủy sản, mà hơn ai hết, nông dân cũng là người gánh chịu nhiều rủi ro một khi dịch bệnh xảy ra hoặc giá cả xuống thấp. Vấn đề được đặt ra là vì sao doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa tìm được một hướng đi chung? Nguyên nhân nào làm cho mối liên kết giữa hai đối tượng này còn mờ nhạt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Với hơn 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp, sản lượng chiếm gần 1/4 cả nước, Cà Mau là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra và kéo dài thời gian qua chính là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu, nhất là dịp cuối năm.
Hiện tỉnh có 32 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì có đến 31 đơn vị chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính là bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Và việc nông dân neo hàng chờ giá trong khi doanh nghiệp lao đao để tìm mua nguyên liệu, thậm chí phải nhập tôm ngoài tỉnh là một ví dụ cụ thể.
Còn theo người nuôi tôm, lý do khiến họ không mặn mà tham gia liên kết, chính là sự lệ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp. Dù đầu ra ổn định, song cuối cùng là sản phẩm mà họ làm ra luôn bị ép giá.
Xoay quanh vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên thì vấn đề khó khăn nhất để doanh nghiệp và người nuôi tôm liên kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm là chưa có tổ chức làm cầu nối, nhất là đại diện cho nông dân.
Điều đáng quan tâm là ngay cả mối liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện vẫn còn bất cập. Cụ thể, vẫn còn nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp thì cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính điều này đã làm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mất đi tính bền vững. Và hệ lụy của nó là bài toán về sản xuất cũng tiêu thụ nông sản không chỉ tại Cà Mau mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở nên nan giải hơn.
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, trong khi nhiều mặt hàng nông sản còn đang “tìm đường”, thì ngay từ năm 2006 ngành điều Việt Nam đã thành “cường quốc” khi xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường gồm trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.
Bên cạnh các nghề ăn theo trong mùa nước nổi như giăng lưới, kéo côn, đặt lờ... thì việc bắt ốc bươu vàng cũng được xem là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tận diệt loài sinh vật gây hại lúa, vừa mang lại thu nhập cho người dân.
Đã có 15 trên tổng số 28 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí với luật loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen (GMO) khỏi toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ trong bối cảnh thời hạn chót cho vấn đề này đang đến gần.