Chính phủ Thái Lan kêu gọi nông dân dừng trồng lúa

Việc Thái Lan thu hẹp diện tích trồng lúa vì hạn hán chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới.
Cánh đồng lúa ở Khon Kaen, Thái Lan ngày 14.9
Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd, Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan nói: "Bà con nông dân, hãy trồng ngô thay vì trồng lúa. Đây là một lời kêu gọi của chính phủ và bà con có thể xem xét thực hiện theo."
Theo Tướng Sansern, năm nay lượng mưa ở Thái Lan thấp hơn bình thường nên việc canh tác lúa, vốn sử dụng nhiều nước, sẽ ảnh hưởng đến lượng nước của các con sông và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khác.
Mùa khô của Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11 và hiện nhiều khu vực của Thái Lan đang chịu nạn hạn hán nghiêm trọng dù vẫn còn trong mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.

Hai anh em nhà họ Trương là: Trương Văn Thanh (31 tuổi) và Trương Văn Phúc (28 tuổi) ngụ ấp 2 (Tân Tây, Gò Công Đông - Tiền Giang) mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng đã làm chủ một trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn, gồm: chim trĩ đỏ, chim công và gà đông tảo. Đây là một trong những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở khu vực nông thôn hiện nay.

Nếu như chỉ nghe giới thiệu, không nhìn tận mắt thì không ai tin trên vùng đất giáp biển như Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, lại phủ kín hoa màu trong suốt hai mùa mưa nắng.