Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Diêm mạch chịu được lạnh, hạn hán, có thể trồng được ở vùng cao nơi đất cằn cỗi, rất thích hợp cho các địa phương vùng cao phía Bắc ở Việt Nam.
Đây là loại cây trồng mới được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội liên kết với INIA chuẩn bị đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Bước đầu sẽ trồng thí điểm tại tỉnh Hà Giang, được cho là nơi cây diêm mạch có khả năng thích nghi cao.
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Ivan Matus, điều phối viên quốc gia Chương trình tài nguyên gen của INIA, đã khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Hà Giang. Ông cho biết mục tiêu của dự án này là hỗ trợ kỹ thuật để trồng thử nghiệm hai giống diêm mạch của Chile. Trong trường hợp cho kết quả tốt, sẽ đưa vào trồng trên diện rộng tại các địa phương miền núi Việt Nam.
Diêm mạch được những người thổ dân sinh sống ở vùng núi Andes thuộc Bolivia, Peru, Chile... trồng từ cách đây 7.000 năm và coi là “hạt vàng” bởi giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và giá trị tâm linh của nó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy diêm mạch là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có đủ các axít amin cơ bản mà con người cần, giàu nguyên tố vi lượng cũng như các vitamin, nhưng không chứa gluten. Nó còn được đánh giá là một trong những lương thực cân bằng và đầy đủ nhất trên thế giới nên được Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) chọn làm đồ ăn cho các nhà phi hành vũ trụ.
Ngoài Việt Nam, INIA cũng có kế hoạch giúp Thái Lan phát triển diêm mạch.
Nhằm tôn vinh giá trị dinh dưỡng cũng như ghi nhận tiềm năng đóng góp của hạt diêm mạch trong bảo đảm an ninh lương thực trên thế giới, nơi vẫn còn khoảng 870 triệu người thiếu ăn, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2013 là Năm quốc tế hạt diêm mạch.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.

“Chuyển làng gạch thủ công phía bờ nam sông Vệ thành làng sản xuất nấm sạch là một trong những “cái gút” khó tháo gỡ nhất mà huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã làm được. Đây là thành công lớn nhất của Dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Mộ Đức trong thời gian qua” - ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mộ Đức, kiêm Trưởng Ban quản lý Dự án vui mừng cho biết.

Ngày 6-11, tại cuộc họp giải quyết một số vướng mắc trong triển khai nghị định 67 của Chính phủ về các chính sách phát triển thủy sản do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, ông Nguyễn Văn Đẩu - chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa - cho biết như trên. Mới đây có bảy người trong số này xin rút khỏi chương trình.

Ông Bùi Đình Khuê, ở thôn 5 xã Ea Tiêu, huyện Chư Quynh, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sau khi nghe Đài TNVN giới thiệu về việc trồng cây hồng hoa, chúng tôi đã tìm đến địa của ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Nhà Việt - người có công mở rộng diện tích cây hồng hoa ở Hải Phòng để học hỏi kinh nghiệm về mô hình hình”.

Lí giải nguyên nhân NK phân bón giảm, các chuyên gia và DN NK cho biết, việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế NK urê từ 3% - 6% vào tháng 9 nên các DN đều tranh thu mua hàng về tích trữ tại kho trước đó. Ngoài ra, hiện nguồn cung từ phía các nhà máy SX urê trong nước như: Phú Mỹ, Cà Mau, Hà Bắc, Ninh Bình… đang khá dồi dào, giá cả cạnh tranh cũng là nguyên nhân khiến lượng phân bón NK giảm mạnh.