Chiêm ngưỡng gà Đông Tảo có vẩy, móng rồng quý hiếm

Mỗi ngày, tại trang trại của ông Miền thu hút hàng chục lượt khách đến thăm quan, mua gà. “Đây là loài gà quý, khó nhân giống nên số lượng nuôi không nhiều, vì vậy có nhiều khách có tiền đến mua cũng chỉ được ngắm rồi về không”- ông Miền tiết lộ.
Ông Miền cho biết, hiện tại trang trại của ông đang có trên 100 con gà Đông Tảo, trong đó gà thuộc dòng “độc” quý hiếm có khoảng 3 con. Đặc biệt, có 1 con chân vảy, móng rồng được nhiều khách trả 30 triệu đồng nhưng ông chưa bán mà để lại nhân giống.
Anh Đinh Văn Tường - một khách mua gà nhận xét: “Đây là con gà quý hiếm, có mẫu mã đẹp, thân cao, trường, chân vảy, móng rồng, nếu bỏ 30 triệu đồng mà mua được cũng rất xứng đáng”.
Gà quý có chân to vảy, móng rồng…
....thân cao trường...
…Đầu, mào mẫu mã đẹp
Gà quý được ghép nuôi với 2 gà mái để nhân giống.
Ông Miền trao đổi kinh nghiệm nuôi gà quý với khách tham quan.
Do gà quý được ông Miền giữ làm giống nên phần lớn các khách đến thăm quan chỉ mua được gà giống con.
Chuồng nuôi, luyện gà quý được trồng nhiều cây xanh bóng mát, thoáng khí, giúp gà phát triển nhanh, khỏe mạnh.
Related news

Sáng 18/3, Hội đồng KH-CN huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức nghiệm thu dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm về mức tối đa 8%/năm.

Trong mấy ngày gần đây, dịch cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Đăk Lăk… gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Nguy cơ bùng phát trên diện rộng của dịch này rất cao.

Nhờ thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện Vân Canh (Bình Định) mà đàn bò ở huyện miền núi này đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò.

Ông Phan Công Ngôn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10.000ha cà phê, chè, lúa ở các huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông đã rơi vào tình trạng thiếu nước tưới. Các huyện còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ này, cao nhất là ở những địa phương nằm cuối nguồn, hoặc ngoài công trình thủy lợi.