Chị Hiên Làm Giàu Từ Nuôi Lợn

Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.
Lập gia đình từ năm 20 tuổi, cuộc sống của vợ chồng anh chị càng khó khăn, vất vả hơn khi ra ở riêng chỉ có 500.000 đồng làm vốn. Tuy nhiên, sau khi được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chị Hiên quyết định chọn chăn nuôi lợn làm hướng phát triển kinh tế của gia đình.
Để có vốn, chị vay Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng thông qua ủy thác của Hội Phụ nữ để đầu tư xây dựng chuồng trại. Ban đầu, chị nuôi lợn sinh sản với quy mô nhỏ, từ 1 con nái dần dần nâng lên 3 - 4 nái theo hình thức cuốn chiếu. Nhờ vậy, số lượng lợn nuôi không ngừng tăng, bình quân duy trì ở mức 30 con, thời điểm cao nhất lên tới 60 - 70 con.
Mỗi năm, chị xuất chuồng 3 lứa; riêng năm 2012 bán 4 lứa, mỗi lứa trung bình gần 1 tấn, thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 50 triệu đồng.
Theo chị Hiên, kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của chăn nuôi lợn, do vậy bà con cần chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ sách báo và những người xung quanh.
Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Hiên còn tích cực tham gia các phong trào do Hội Phụ nữ phát động, sẵn sàng giúp chị em về kinh nghiệm, kiến thức phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Từ những dự án hàng triệu đô la bỏ hoang của Công ty Việt - Mỹ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã thuê lại để đầu tư nuôi tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.