Chi cục Thú y cảnh báo về cysteamine nhập lậu từ Trung Quốc
Theo phân tích của các nhà khoa học, cysteamine làm kích thích hoóc môn tăng trưởng, ảnh hưởng sức khỏe con người nên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn gia súc.
Chất cysteamine nhập lậu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, được ngụy trang thay đổi bao bì, nhãn mác thành các sản phẩm phụ gia, men tiêu hóa... để bán ra thị trường. Nhiều trang trại chăn nuôi, người sản xuất thức ăn gia súc lợi dụng trộn chất cysteamine cho heo ăn để kiếm lời bất chính.
Ông Phạm Văn Hoang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Sau khi có thông tin phản ánh của báo chí là “thần dược cysteamine” nhập lậu từ Trung Quốc được sử dụng tràn lan tại Hà Nội, theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Văn Phúc, Cơ quan thú y vùng 6 và Cục Thú y phía Nam tăng cường quản lý, ngăn chặn chất tạo nạc, tăng trọng xâm nhập vào phía Nam.
Đồng thời tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, đại lý kinh doanh, xử lý nghiêm nếu phát hiện trộn chất cystemine. Ở các tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp với lực lượng thanh tra ngành nông nghiệp thành lập các đoàn kiểm tra cơ sở buôn bán thú y, thức ăn gia súc và các trang trại, người chăn nuôi nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm nếu có, không để thịt heo thương phẩm bán ra thị trường có tồn dư chất tạo nạc, tăng trọng...
Chi cục Thú y Bình Phước khuyến cáo cơ sở buôn bán, người chăn nuôi, chủ trang trại nâng cao ý thức vì sức khỏe cộng đồng, không vì lợi nhuận phi pháp sử dụng cysteamine trong chăn nuôi heo.
Có thể bạn quan tâm
Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.
Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.
UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.
Giống lúa ĐS1, Akita Komachi và Hananomai có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng trên cánh đồng của huyện Tây Hòa, Đông Hòa và miền núi Sông Hinh. Đây là vụ đầu tiên đưa vào sản xuất mô hình lúa giống chất lượng tốt, qua đó tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà nhằm xây dựng thương hiệu cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.