Chế Tạo Máy Sạ Lúa Từ 80 - 200 Công Đất/ngày
Đó là sáng kiến của lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng), ở phường 1, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo.
Đây là chiếc máy sạ lúa (sạ lan) thế hệ đầu tiên của ông. Theo đó, chiếc máy hoạt động bằng cách dùng sức gió đẩy hạt lúa giống bay ra theo một họng xéo, bề rộng lối sạ 9-10m.
Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.
Ông Sáng cho biết: “Máy sạ lan có ưu điểm hơn hẳn so với máy kéo hàng, không tốn nhiều thời gian châm lúa giống. Bồn chứa có thể đựng được 2 giạ lúa giống, đủ sạ cho từ 2-3 công”.
Dự kiến, giá bán máy sạ lúa của ông Tư Sáng từ 22-24 triệu đồng/chiếc. Nếu người mua đã có sẵn dàn chạy (máy xới tay) thì giá có thể giảm 1/2.
Related news
Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.
Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...