Sẽ trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương tại Quảng Ngãi

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau, hiện nay giống Siêu cao lương được Công ty SOL trồng đại trà tại một tỉnh phía Bắc, Đồng Nai, Tây Ninh. Công ty đã liên kết với hai doanh nghiệp là Vinamilk và THmilk trồng trên diện tích 250ha để làm thức ăn cho bò sữa.
Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống cây Siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... phục vụ tốt để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất viên nén sinh học, đường và Ethanol. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận cây Siêu cao lương là giống cây trồng mới tại Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, doanh nghiệp đã trồng khảo nghiệm 5 giống cây Siêu cao lương tại Trạm khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh và Trung tâm giống mía Quảng Ngãi ở xã Hành Thiện (Nghĩa Hành).
Qua khảo nghiệm, giống Siêu cao lương VN1401 cho ưu thế vượt trội so với 4 giống cây Siêu cao lương còn lại, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối cao và khả năng tái sinh mạnh, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian trổ bông sớm.
Từ kết quả khảo nghiệm trên, cho thấy giống Siêu cao lương VN1401 thích nghi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp đang đề nghị Bộ NN&PTNT cho sản xuất thử đại trà tại Quảng Ngãi và một số tỉnh ở miền Trung, nơi có điều kiện tương tự với mục đích lợi dụng sinh khối cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò.
Qua nghe ý kiến của doanh nghiệp và các địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Lê Viết Chữ thống nhất sẽ chuyển một phần diện tích tại Nông trường 24.3 ở huyện Đức Phổ để thực hiện trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty phối hợp với Nông trường để bàn kế hoạch cụ thể. Trong quá trình triển khai trồng thí điểm, Công ty phải chịu trách nhiệm về đầu ra cho nông dân. Tỉnh sẵn sàng hỗ trợ nông dân nếu thu nhập từ cây Siêu cao lương thấp hơn các cây trồng hiện tại nông dân đang sản xuất.
Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh trong việc đề xuất các giải pháp và phối hợp với Công ty và các địa phương để thực hiện mô hình. Đồng thời, lập Dự án mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ, mỗi huyện từ 25 - 30ha để trồng thử nghiệm cây Siêu cao lương.
Có thể bạn quan tâm

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.

Ban chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi vụ I/2015. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đã thả dứt điểm diện tích tôm nuôi nuôi vụ I được 23.100ha.

Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.