Chè Lâm Đồng đã hoàn toàn sạch hoạt chất fipronil

Theo đó, đơn vị này cùng với các tổ chức kinh doanh trong tỉnh đã lấy 69 mẫu chè để kiểm định hoạt chất fipronil.
Tất cả 69 mẫu đều đạt tiêu chuẩn dưới 0,002ppm.
Trên cơ sở đó, có thể khẳng định tất cả sản phẩm chè được sản xuất tại Lâm Đồng từ tháng 10/2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang cả châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc).
Theo bà Tuyết, trước đây cả 2 thị trường trên đều đặt tiêu chuẩn chung cho hoạt chất fipronil trên chè thành phẩm là 0,005ppm.
Tuy nhiên, gần đây, các đối tác kinh doanh chè tại Đài Loan đã đột ngột đưa ra tiêu chuẩn mới là 0,002ppm.
Việc đưa ra tiêu chuẩn mới không có lộ trình, không thông báo trước trong khi người trồng chè Lâm Đồng vẫn canh tác theo phương pháp cũ đã đẩy ngành chè tỉnh này lâm vào khó khăn.
Để giúp nông dân đảm bảo sản phẩm về hoạt chất fipronil theo tiêu chuẩn mới, từ tháng 7/2015 đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân, thuốc trên cây chè; in 6.000 tờ rơi cung cấp cho nông dân áp dụng.
Đặc biệt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cũng đã khuyến nghị và có giải pháp buộc các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không bán các loại thuốc có hoạt chất fipronil trong vùng chè của Lâm Đồng.
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng không còn đơn vị kinh doanh, cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật nào kinh doanh 14 mặt hàng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất fipronil như trước đây.
14 sản phẩm có hoạt chất fipronil trên bao gồm: Rambo 800WG, Suphu0.3GR, Finico 800WG, Fipent 800WG, Javigent 800WG, Regan 800WG, Reagt 800WG, Rigell 800WG, Regrant 800WG, Regent 0.3GR, Tungent 800WG, Virigent 800WG, Sagofifri 850 WG và Supergen 800WG.
Tất cả các loại thuốc trên cũng đã được cấm sử dụng trên chè, nhưng nằm trong danh mục được sử dụng đối với cây cà phê.
Trong khi đó, tại Lâm Đồng, phần lớn diện tích chè trồng trong dân là nhỏ lẻ, xen canh với cây cà phê.
Người trồng cà phê có sử dụng các hoạt chất fipronil để diệt kiến, mối.
Điều này vô tình làm cho hoạt chất fipronil lây lan sang chè.
Hiện tại, người trồng cà phê tại Lâm Đồng cũng đã được khuyến cáo sử dụng hợp lý các loại thuốc thay thế khác không có hoạt chất fipronil và đảm bảo thời gian cách ly.
Bà Nguyễn Thị Tuyết cũng cho biết, trong tháng 9/2015, đơn vị đã đưa đi kiểm tra dư lượng fipronil trên 62 mẫu chè thì có 13 mẫu còn tồn dư vượt ngưỡng 0,002ppm nhưng đều dưới mức quy định 0,005ppm so với mức tiêu chuẩn trước đây của các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ chè tại Đài Loan.
Như thông tin đã đưa, Đài Loan là thị trường chiếm đến 95% sản lượng chè Oolong và một phần lớn chè cành, chè đen xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng.
Việc thị trường này đột ngột nâng tiêu chuẩn tồn dư hoạt chất fipronil trong chè từ 0,005ppm lên 0,002ppm đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ cho ngành chè Lâm Đồng.
Hiện tại, Lâm Đồng còn tồn kho gần 5.000 tấn chè thành phẩm; trong đó gần 700 tấn chè Oolong.
Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này đều được sản xuất trước tháng 10.
Riêng chè sản xuất nội trong tháng 10/2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn 0,002ppm fipronil; tiêu chuẩn được xem là gần như sạch tuyệt đối.
Related news

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.