Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng
Ngày đăng: 14/01/2015

Không ít người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng khi một lượng sữa lớn sản xuất ra không thể tiêu thụ được

Không mua sữa mới phát sinh

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.
Trước động thái gây bất lợi cho người chăn nuôi của các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu tại địa phương, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện Đơn Dương, cho biết địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Theo UBND xã Đạ Ròn, chỉ tính riêng xã này hiện đã có hơn chục gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào, họ đang trong tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên.
Trong khi sữa nguyên liệu không tiêu thụ được thì chi phí để nuôi một con bò sữa hiện nay là rất lớn, không thể dưới 3 triệu đồng/tháng.
Ế sữa, đem đổ!...
Người chăn nuôi bắt đầu lo lắng khi các doanh nghiệp ra “tối hậu thư” siết chặt chất lượng nguồn sữa, sản lượng sữa nhưng lo lắng hơn cả vẫn là không ký được hợp đồng tiêu thụ.
Ông Vũ Văn Tiến, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình ông có 2 con bò sữa, mua với giá 160 triệu đồng, thêm 20 triệu đồng làm chuồng trại nhưng đến nay không những không có lãi mà hằng tháng còn phải bù lỗ.
Hiện mỗi ngày, hai con bò của gia đình ông Tiến cho khoảng 25 lít sữa, do không bán được nên ông phải chở sữa nguyên liệu ra thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) và lên Đà Lạt bỏ mối cho các cơ sở làm sữa chua với giá chỉ 5.000 đồng/lít nhưng rất thất thường. “Nhiều hôm bán không hết phải chở sữa về nhà, đem cho người quen, cho miết người ăn uống cũng chán. Mình lại không có thiết bị bảo quản nên đến tối mà không dùng hết là phải đổ vì sáng mai là có sữa mới rồi” - ông Tiến nói.
Theo nông dân này, không riêng gì gia đình ông, nhiều hộ khác tại xã Đạ Ròn cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Việc phải đổ bỏ sữa nguyên liệu đã trở thành thương xuyên hơn.
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, cho biết quy hoạch chăn nuôi bò sữa của xã đến năm 2015 là 1.500 con, đến năm 2020 con số được ấn định là 2.000 con bò. Tuy nhiên, hiện nay đàn bò sữa của xã đã lên tới 2.431 con và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do bò giống sinh sản.
Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

09/07/2014
Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

17/06/2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

09/07/2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014