Chè Độ Khoa, Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu Của Tỉnh
Trong cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh lần đầu được tổ chức vừa qua, chè Độ Khoa, một sản phẩm chân chất của miền quê Bắc Quang đã được bình chọn.
Ngoài việc được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, chè Độ Khoa còn vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sản phẩm của tỉnh được gửi đi tham dự bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực sẽ được tổ chức tại Lào Cai tới đây.
Với sự nỗ lực vươn lên trong việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, sản phẩm chè shan tuyết công phu Độ Khoa được xây dựng và dần khẳng định danh tiếng ở một miền quê sơn thủy hữu tình như thị trấn Vĩnh Tuy.
Từ những triền đồi tinh sương, từ những búp chè shan xanh non mơn mởn bên những dòng sông thơ mộng và đầy trong lành của miền đất Bắc Quang, những búp chè chất lượng ấy đã được bàn tay và chính tâm hồn của gia đình ông Phan Thế Độ, một người mà nhiều năm trước đã đưa cả gia đình lên định cư, làm ăn ở vùng đất Vĩnh Tuy.
Qua những năm tháng tần tảo, tâm huyết của gia đình ông Độ, ý tưởng về việc xây dựng một thương hiệu chè không chỉ là thương hiệu mà còn gắn với chất lượng không thua kém các danh trà trong cả nước đã được hình thành. Tên trà công phu Độ Khoa đã được xây dựng dựa trên quy trình để làm ra nó.
Đến cơ sở sản xuất chè của ông Độ, chúng tôi được ông giới thiệu sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khá đặc biệt, từ những búp chè tươi được ông sao chín rồi làm nguội. Tiếp theo, ông bắt đầu vò xoắn, sàng tơi và lăn bước 1, rồi lại loại bồm, sàng cám, lăn bước 2, loại bồm và sàng cám.
Chưa dừng lại, công đoạn sản xuất tiếp tục được thực hiện lăn bước 3, tạo cánh nhỏ, sàng cám. Công đoạn tiếp theo là lấy hương, sàng cám. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng và đóng gói. Trải qua quy trình công phu, sản phẩm trà công phu Độ Khoa mang đậm giá trị lao động.
Từ vùng khai thác nguyên liệu, chất lượng, sản phẩm trà công phu Độ Khoa được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Trà Độ Khoa cũng đã vinh dự nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công để xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, cơ sở sản xuất chè Độ Khoa dù với quy mô chưa lớn, với khoảng 10 lao động và vùng sản xuất nguyên liệu còn chưa rộng, nhưng sản phẩm chè Độ Khoa đã được biết đến là một trong những sản phẩm chè có mẫu mã khá độc đáo. Ngoài các hình thức túi, hộp, ông Phan Thế Độ có lẽ là người đầu tiên sử dụng bình bằng sành để đóng hộp chè với hình thức khá đẹp.
Với khối lượng sản phẩm đạt 5 tấn/năm, chè Độ Khoa đạt giá trị khá tốt với mức 250.000đ/kg, đã đem lại doanh thu khá cho cơ sở sản xuất của ông Phan Thế Độ cùng với việc giải quyết cho khoảng 10 lao động ở cơ sở và khoảng 6 lao động thu hái chè.
Từ những kết quả đạt được về chất lượng, thương hiệu và hiệu quả xã hội, sản phẩm Trà công phu Độ Khoa đã được Hội đồng bình chọn của tỉnh bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2014. Đây là nguồn động viên và cũng là cơ hội để trong tương lai, Trà công phu Độ Khoa sẽ có được sự ủng hộ từ các nguồn khuyến công, phát triển thương hiệu, sản phẩm của tỉnh và T.Ư.
Có thể bạn quan tâm
Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.
Vụ lúa mùa nổi năm nay, hơn 100 tấn lúa của nông dân xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) đã được Công ty Ecofarm bao tiêu giá 12.000 đồng/kg. Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Tri Tôn nâng diện tích lúa mùa nổi lên 500 héc-ta, gấp 5 lần hiện nay.
Tỏi đang phát triển bình thường thì đột ngột bị héo úa và đã có hơn 20ha tỏi ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải nhổ bỏ để trồng lại. Người dân cho rằng loại bệnh dịch này từ trước giờ chưa có, còn ngành nông nghiệp Lý Sơn cho rằng do dòi đục thân và bệnh tuyến trùng rễ ở cây tỏi?
Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.
Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.