Chè Độ Khoa, Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu Của Tỉnh
Trong cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh lần đầu được tổ chức vừa qua, chè Độ Khoa, một sản phẩm chân chất của miền quê Bắc Quang đã được bình chọn.
Ngoài việc được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, chè Độ Khoa còn vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sản phẩm của tỉnh được gửi đi tham dự bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực sẽ được tổ chức tại Lào Cai tới đây.
Với sự nỗ lực vươn lên trong việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, sản phẩm chè shan tuyết công phu Độ Khoa được xây dựng và dần khẳng định danh tiếng ở một miền quê sơn thủy hữu tình như thị trấn Vĩnh Tuy.
Từ những triền đồi tinh sương, từ những búp chè shan xanh non mơn mởn bên những dòng sông thơ mộng và đầy trong lành của miền đất Bắc Quang, những búp chè chất lượng ấy đã được bàn tay và chính tâm hồn của gia đình ông Phan Thế Độ, một người mà nhiều năm trước đã đưa cả gia đình lên định cư, làm ăn ở vùng đất Vĩnh Tuy.
Qua những năm tháng tần tảo, tâm huyết của gia đình ông Độ, ý tưởng về việc xây dựng một thương hiệu chè không chỉ là thương hiệu mà còn gắn với chất lượng không thua kém các danh trà trong cả nước đã được hình thành. Tên trà công phu Độ Khoa đã được xây dựng dựa trên quy trình để làm ra nó.
Đến cơ sở sản xuất chè của ông Độ, chúng tôi được ông giới thiệu sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khá đặc biệt, từ những búp chè tươi được ông sao chín rồi làm nguội. Tiếp theo, ông bắt đầu vò xoắn, sàng tơi và lăn bước 1, rồi lại loại bồm, sàng cám, lăn bước 2, loại bồm và sàng cám.
Chưa dừng lại, công đoạn sản xuất tiếp tục được thực hiện lăn bước 3, tạo cánh nhỏ, sàng cám. Công đoạn tiếp theo là lấy hương, sàng cám. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng và đóng gói. Trải qua quy trình công phu, sản phẩm trà công phu Độ Khoa mang đậm giá trị lao động.
Từ vùng khai thác nguyên liệu, chất lượng, sản phẩm trà công phu Độ Khoa được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Trà Độ Khoa cũng đã vinh dự nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công để xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, cơ sở sản xuất chè Độ Khoa dù với quy mô chưa lớn, với khoảng 10 lao động và vùng sản xuất nguyên liệu còn chưa rộng, nhưng sản phẩm chè Độ Khoa đã được biết đến là một trong những sản phẩm chè có mẫu mã khá độc đáo. Ngoài các hình thức túi, hộp, ông Phan Thế Độ có lẽ là người đầu tiên sử dụng bình bằng sành để đóng hộp chè với hình thức khá đẹp.
Với khối lượng sản phẩm đạt 5 tấn/năm, chè Độ Khoa đạt giá trị khá tốt với mức 250.000đ/kg, đã đem lại doanh thu khá cho cơ sở sản xuất của ông Phan Thế Độ cùng với việc giải quyết cho khoảng 10 lao động ở cơ sở và khoảng 6 lao động thu hái chè.
Từ những kết quả đạt được về chất lượng, thương hiệu và hiệu quả xã hội, sản phẩm Trà công phu Độ Khoa đã được Hội đồng bình chọn của tỉnh bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2014. Đây là nguồn động viên và cũng là cơ hội để trong tương lai, Trà công phu Độ Khoa sẽ có được sự ủng hộ từ các nguồn khuyến công, phát triển thương hiệu, sản phẩm của tỉnh và T.Ư.
Related news
Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.
Được thành lập ngày 1 - 4 -1992, đến nay Hội Làm vườn tỉnh vừa tròn 20 tuổi. Hội ra đời và phát triển đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng mong mỏi của những người yêu nghề làm kinh tế vườn (cây ăn quả, cây công nghiệp), nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC), từng bước trở thành một nhân tố tích cực trong phong trào phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.
Từ loài động vật hoang dã, nhưng với kỹ thuật và kinh nghiệm, những “ông vua rắn” ở đầu nguồn đã thuần dưỡng và nuôi nhân tạo thành công loài rắn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Đó là rắn hổ hèo.
Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.
Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.