Chế biến gỗ Bình Định gặp khó
Không như kỳ vọng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2014 trên cả nước là 6,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013. Theo đó, ngành chế biến đồ gỗ SX ở Bình Định cũng đạt được những con số khá ấn tượng.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2014, giá trị kim ngạch XK các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ ở tỉnh này đều tăng mạnh, đạt 313,9 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2013.
Trước tình hình trên, ngành chế biến gỗ XK ở Bình Định kỳ vọng vận hội mới đang đợi ở phía trước. Nào ngờ bước sang năm 2015, nhiều ngoại tệ mất giá, để kích thích người tiêu dùng, các thị trường NK đồ gỗ phải giảm giá bán, đồng nghĩa với giảm giá mua.
Ông Lê Tiến Chờ, GĐ Xí nghiệp Chế biến lâm sản Quy Nhơn (Chi nhánh Cty CP Kon Hà Nừng), cho biết: “Tất cả các mặt hàng đồ gỗ XK từ bàn ghế ngoài trời đến đồ nội thất đều giảm giá từ 5-10% so với năm ngoái”.
Giá bán giảm là vậy, thế nhưng tất cả nguyên liệu đầu vào đều tăng cao đã tạo thêm gánh nặng cho các DN chế biến đồ gỗ XK ở Bình Định. Cũng theo ông Chờ, trong năm 2014, giá gỗ nguyên liệu NK tăng hơn những năm trước đến 6-7%, và kéo dài đến nay chưa thấy dấu hiệu giảm.
Các loại phụ kiện khác như: Keo dán gỗ, ốc vít, dầu sơn, …cũng đều tăng giá do tăng cước vận tải. Gía bao bì cũng tăng, thậm chí dịch vụ cảng cũng tăng đến 10% với lý do mọi chi phí đều tăng.
Đó là chưa kể đến mức lương tối thiểu của công nhân cũng tăng 12%.
Tiết kiệm để tồn tại
“Đơn vị của chúng tôi thuộc tầm trung trong hơn 150 DN SX đồ gỗ XK ở Bình Định thế nhưng mỗi năm đã NK đến 7.000-8.000 khối gỗ nguyên liệu. Niên vụ SX 2014-2015, nhờ chặt chẽ trong tổ chức SX mà chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 400 khối gỗ nguyên liệu, tương đương 3 tỷ đồng. Năm nay chúng tôi còn phải chặt chẽ hơn nữa mới có thể trụ được trong khó khăn”, ông Lê Tiến Chờ nói. |
Lo rằng trước sự mất giá của một số đồng ngoại tệ, không biết các thị trường NK đồ gỗ truyền thống có “đóng băng” như trong thời điểm suy thoái kinh tế trước đây. Lo rằng giá bán giảm mạnh, trong khi đó giá thành sản phẩm tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng thì lấy đâu ra lãi nuôi công nhân.
Trước thực tế này, khi bước vào niên vụ mới, các DN chế biến đồ gỗ XK ở Bình Định đều ra sức củng cố hệ thống tổ chức để thực hiện tiết kiệm tối đa trong SX, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, nhất là tiết kiệm gỗ nguyên liệu.
Ví như ở Xí nghiệp Chế biến lâm sản XK Quy Nhơn, nếu trước đây muốn có 1 khối thành phẩm phải tiêu tốn đến 2,3-2,4 khối gỗ nguyên liệu. Bây giờ, công nhân ở xí nghiệp này được giao khoán 1 khối thành phẩm chỉ được làm 2 khối gỗ nguyên liệu, thậm chí có phân xưởng đăng ký chỉ 1,8 khối gỗ nguyên liệu ra 1 khối thành phẩm.
“Gỗ nguyên liệu chiếm đến 55% giá thành một sản phẩm nên việc tiết kiệm gỗ nguyên liệu là rất quan trọng”, ông Lê Tiến Chờ, khẳng định.
Để tiết kiệm được gỗ nguyên liệu, cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp đã phải dày công nghiên cứu. Có thể nêu một đơn cử: Trước đây, để ra một sản phẩm tinh dày 2,4 phân, cần phải xẻ gỗ 3 phân, các công đoạn sấy khô và gia công sẽ làm hao đi 6 ly gỗ là vừa.
Bây giờ, một sản phẩm tinh 2,4 phân chỉ cần xẻ 2,7 phân, sấy mất 2 ly, miếng gỗ chỉ còn 2,5 phân vẫn chế biến được sản phẩm 2,4 phân, có nghĩa công đoạn gia công làm làm hao 1 ly gỗ.
Hỏi bằng cách nào để làm được như vậy, ông Lê Tiến Chờ cười, trả lời: “Đây là bí quyết riêng của đơn vị quyết định cho sự sống còn. Trong đồ gỗ, chỉ có thể tiết kiệm gỗ nguyên liệu chứ các phụ gia: Ốc vít, keo dán, dầu sơn, …mỗi sản phẩm phải làm bao nhiêu cái có chừng làm sao tiết kiệm được”...
Có thể bạn quan tâm
Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.
Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...