Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chế biến gỗ Bình Định gặp khó

Chế biến gỗ Bình Định gặp khó
Publish date: Tuesday. May 12th, 2015

Không như kỳ vọng

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2014 trên cả nước là 6,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013. Theo đó, ngành chế biến đồ gỗ SX ở Bình Định cũng đạt được những con số khá ấn tượng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2014, giá trị kim ngạch XK các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ ở tỉnh này đều tăng mạnh, đạt 313,9 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2013.

Trước tình hình trên, ngành chế biến gỗ XK ở Bình Định kỳ vọng vận hội mới đang đợi ở phía trước. Nào ngờ bước sang năm 2015, nhiều ngoại tệ mất giá, để kích thích người tiêu dùng, các thị trường NK đồ gỗ phải giảm giá bán, đồng nghĩa với giảm giá mua.

Ông Lê Tiến Chờ, GĐ Xí nghiệp Chế biến lâm sản Quy Nhơn (Chi nhánh Cty CP Kon Hà Nừng), cho biết: “Tất cả các mặt hàng đồ gỗ XK từ bàn ghế ngoài trời đến đồ nội thất đều giảm giá từ 5-10% so với năm ngoái”.

Giá bán giảm là vậy, thế nhưng tất cả nguyên liệu đầu vào đều tăng cao đã tạo thêm gánh nặng cho các DN chế biến đồ gỗ XK ở Bình Định. Cũng theo ông Chờ, trong năm 2014, giá gỗ nguyên liệu NK tăng hơn những năm trước đến 6-7%, và kéo dài đến nay chưa thấy dấu hiệu giảm.

Các loại phụ kiện khác như: Keo dán gỗ, ốc vít, dầu sơn, …cũng đều tăng giá do tăng cước vận tải. Gía bao bì cũng tăng, thậm chí dịch vụ cảng cũng tăng đến 10% với lý do mọi chi phí đều tăng.

Đó là chưa kể đến mức lương tối thiểu của công nhân cũng tăng 12%.

Tiết kiệm để tồn tại

“Đơn vị của chúng tôi thuộc tầm trung trong hơn 150 DN SX đồ gỗ XK ở Bình Định thế nhưng mỗi năm đã NK đến 7.000-8.000 khối gỗ nguyên liệu. Niên vụ SX 2014-2015, nhờ chặt chẽ trong tổ chức SX mà chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 400 khối gỗ nguyên liệu, tương đương 3 tỷ đồng. Năm nay chúng tôi còn phải chặt chẽ hơn nữa mới có thể trụ được trong khó khăn”, ông Lê Tiến Chờ nói.

Lo rằng trước sự mất giá của một số đồng ngoại tệ, không biết các thị trường NK đồ gỗ truyền thống có “đóng băng” như trong thời điểm suy thoái kinh tế trước đây. Lo rằng giá bán giảm mạnh, trong khi đó giá thành sản phẩm tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng thì lấy đâu ra lãi nuôi công nhân.

Trước thực tế này, khi bước vào niên vụ mới, các DN chế biến đồ gỗ XK ở Bình Định đều ra sức củng cố hệ thống tổ chức để thực hiện tiết kiệm tối đa trong SX, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, nhất là tiết kiệm gỗ nguyên liệu.

Ví như ở Xí nghiệp Chế biến lâm sản XK Quy Nhơn, nếu trước đây muốn có 1 khối thành phẩm phải tiêu tốn đến 2,3-2,4 khối gỗ nguyên liệu. Bây giờ, công nhân ở xí nghiệp này được giao khoán 1 khối thành phẩm chỉ được làm 2 khối gỗ nguyên liệu, thậm chí có phân xưởng đăng ký chỉ 1,8 khối gỗ nguyên liệu ra 1 khối thành phẩm.

“Gỗ nguyên liệu chiếm đến 55% giá thành một sản phẩm nên việc tiết kiệm gỗ nguyên liệu là rất quan trọng”, ông Lê Tiến Chờ, khẳng định.

Để tiết kiệm được gỗ nguyên liệu, cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp đã phải dày công nghiên cứu. Có thể nêu một đơn cử: Trước đây, để ra một sản phẩm tinh dày 2,4 phân, cần phải xẻ gỗ 3 phân, các công đoạn sấy khô và gia công sẽ làm hao đi 6 ly gỗ là vừa.

Bây giờ, một sản phẩm tinh 2,4 phân chỉ cần xẻ 2,7 phân, sấy mất 2 ly, miếng gỗ chỉ còn 2,5 phân vẫn chế biến được sản phẩm 2,4 phân, có nghĩa công đoạn gia công làm làm hao 1 ly gỗ.

Hỏi bằng cách nào để làm được như vậy, ông Lê Tiến Chờ cười, trả lời: “Đây là bí quyết riêng của đơn vị quyết định cho sự sống còn. Trong đồ gỗ, chỉ có thể tiết kiệm gỗ nguyên liệu chứ các phụ gia: Ốc vít, keo dán, dầu sơn, …mỗi sản phẩm phải làm bao nhiêu cái có chừng làm sao tiết kiệm được”...


Related news

Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

Wednesday. January 21st, 2015
Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Wednesday. January 21st, 2015
Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

Wednesday. January 21st, 2015
Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

Wednesday. January 21st, 2015
Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.

Wednesday. January 21st, 2015