Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình
Sáng 6-3, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị chuyên đề về nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).
Tuy nhiên, trong năm 2012 tình hình sản xuất, dịch vụ giống tôm sú, thẻ chân trắng và dịch vụ thức ăn chăn nuôi thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế nên đã xảy ra tình trạng tôm nuôi bị bệnh với diện tích 240,6 ha.
Vì vậy, hội nghị đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch trong năm 2013 gồm: quy hoạch, nâng cấp cơ sở vùng nuôi, nhất là vùng nuôi tôm; làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi; lựa chọn con giống sạch bệnh; chú trọng mật độ thả nuôi; quản lý ao nuôi và luôn bảo đảm các điều kiện môi trường thích hợp; điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp; không sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục cấm để xử lý nước ao nuôi hoặc phòng bệnh cho tôm nuôi; đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ mới và nhân rộng mô hình hiệu quả kinh tế; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nuôi theo quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để khôi phục sản xuất vùng thiên tai dịch bệnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của chi hội/tổ hợp tác trong việc quản lý và hỗ trợ trong sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý chất lượng tôm giống, các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản...
Đặc biệt, Sở NN và PTNT cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với các hộ nuôi, đối với vùng nước lợ, mặn mà đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng cần xác định nuôi vụ 1 ăn chắc; đối với những vùng nuôi tôm 2 năm liền bị dịch bệnh phải khắc phục bằng cách chuyển sang phát triển nuôi các đối tượng khác để gián đoạn tác nhân gây bệnh.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi và thảo luận một số vấn đề chuyên sâu về vụ nuôi tôm như: quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản năm 2013; kế hoạch sản xuất, cung ứng tôm giống trong năm; phương án phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi; kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh; chính sách khoanh nợ, giản nợ, giảm thuế, cho vay tiếp vốn để doanh nghiệp, hộ nuôi tiếp tục sản xuất...
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại phát triển rất nhanh, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và từng bước làm giàu cho địa phương.
Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.
Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.
Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.