Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chạy đua nhập bò

Chạy đua nhập bò
Ngày đăng: 11/05/2015

Việc nhập khẩu với tốc độ tăng chóng mặt trong thời gian qua khiến giá bò Úc ngày càng “sốt” gây khó khăn không nhỏ cho DN nhập khẩu. Và cuộc chiến bò Úc vẫn đang tiếp diễn từ khâu nhập khẩu đến việc chạy đua tìm đầu ra cho sản phẩm.

* Nhập ồ ạt, đầu vào “sốt” giá

Tại hội nghị trực tuyến do Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tổ chức vào đầu tháng 4 về nội dung hội nhập của ngành nông nghiệp, đại diện Công ty cổ phần giống bò thịt, sữa Yên Phú (tỉnh Ninh Bình), lo lắng cho biết: “Năm 2014, rất nhiều DN tham gia nhập khẩu bò Úc thịt nên chỉ trong thời gian ngắn, bò Úc thịt tăng thêm từ 30 - 40%. Bò Úc hiện đang chiếm ưu thế độc quyền tại thị trường Việt Nam và đó là nguyên nhân khiến giá mặt hàng này không ngừng tăng cao khiến DN nhập khẩu đang trong tình trạng cầm cự, thậm chí thua lỗ”.

Bà Trương Thị Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Trung Đồng, cũng cho rằng giá bò Úc hiện nay đã tăng gần gấp đôi so với lô hàng đầu tiên DN nhập về vào năm 2012, dù nguồn cung bò Úc vẫn rất dồi dào, tuy nhiên đơn vị vẫn tập trung phát triển dòng sản phẩm này. Cụ thể, Trung Đồng vừa đầu tư mở thêm chi nhánh 2 tại Hà Nội với sản lượng 5 - 6 ngàn con/tháng. Đây sẽ là đầu mối phân phối thịt bò Úc của DN cho các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

Lợi thế của Trung Đồng là đầu tư dây chuyền khép kín từ nhập khẩu đến giết mổ, phân phối thịt tươi vào hệ thống các nhà hàng, quán ăn, chợ, siêu thị. Tại khu vực thành thị, Công ty TNHH một thành viên Sơn Thủy Hà (huyện Cẩm Mỹ) lại đầu tư trang trại chăn nuôi với hình thức nhập khẩu bò về vỗ béo rồi cung cấp ra thị trường. Đối tượng khách hàng chính của công ty này là các lò mổ tư nhân. Theo đó, thịt bò Úc dễ dàng len lỏi về tận các chợ quê chứ không chỉ là sản phẩm độc quyền của các khu vực đô thị như trước.

* Cuộc đua bò ngoại trên sân nội

Cuộc đua cạnh tranh để tăng thị phần tiêu thụ bò Úc tại thị trường nội địa giữa các DN cũng ngày càng quyết liệt. Người tiêu dùng quan tâm đến mặt hàng thịt bò Úc chỉ cần một cú “click” chuột sẽ có hàng chục trang bán hàng phân phối sản phẩm này. Một số DN còn tổ chức dịch vụ giao hàng tận nhà trong nội ô các thành phố lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa...

Ngoài thịt bò tươi, có DN bắt đầu đưa ra thị trường bò viên, giò bò, xúc xích bò Úc kèm theo thịt bò nhập khẩu khẳng định sẽ thay thế thịt bò nội với nhiều ưu thế về chất lượng lẫn giá bán.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, một khách mua thịt bò tại siêu thị Co.opMart Biên Hòa, nhận xét: “Bây giờ ra ngõ là có thể mua được bò ngoại. Từ các quán ăn đến những trang bán hàng trên mạng đều giới thiệu tràn lan thịt bò Mỹ, bò Nhật... Hiện tôi chỉ cần gọi điện đặt từ 3kg trở lên là có công ty nhận dịch vụ giao bò Úc tận nhà. Dịch vụ tốt, giá cả cũng không quá chênh lệch với thịt nội nên gia đình tôi vẫn thường mua bò ngoại”.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, chủ trang trại có đàn bò thịt hơn 300 con tại huyện Xuân Lộc, chia sẻ do giống bò cỏ của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng con giống kém nên sau này trang trại nhập bò giống từ Thái Lan về chăn thả, có trang trại nhập bò đã lớn về vỗ béo một thời gian rồi xuất chuồng để nhanh thu hồi vốn.

Theo ông Cảnh: “Tôi cũng đang chuyển đổi từ nuôi thả sang hình thức nuôi bán công nghiệp, nhốt trong chuồng trại, tăng cường khẩu phần thức ăn tinh để tăng năng suất vì nuôi bò cho lợi nhuận ngày càng cao, lại ít rủi ro về dịch bệnh. Nông dân mong nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách trong việc nhập khẩu bò giống chất lượng cao để cải thiện chất lượng con giống, tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước”.

Ông Phùng Khôi Phục, Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, đơn vị đang triển khai việc nhập giống bò sữa từ Úc về, cho biết tuy nhu cầu nhập con giống bò sữa của Việt Nam từ Úc có tăng nhưng giá con giống hầu như không biến động, nguồn cung dồi dào. Đơn vị đang đầu tư trang trại và các cơ sở vật chất tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), liên kết với nông dân thực hiện chương trình nuôi bò sữa nông hộ.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp con giống chất lượng cao; chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, nhất là trong khâu thụ tinh nhân tạo để nông dân tự nhân đàn bò sữa. Đây sẽ là vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa của doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Thả 9 triệu con cá giống nước ngọt vào môi trường tự nhiên Thả 9 triệu con cá giống nước ngọt vào môi trường tự nhiên

Sáng 11–9, Chi Cục Thú y tỉnh Bình Dương tổ chức triển khai chương trình hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2015 trên địa bàn Bình Dương.

16/09/2015
Giải pháp đảm bảo nguồn nước nuôi trồng thủy sản Giải pháp đảm bảo nguồn nước nuôi trồng thủy sản

Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có lợi thế rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.

16/09/2015
Cần quản lý con giống và môi trường nuôi thủy sản Cần quản lý con giống và môi trường nuôi thủy sản

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa thu mẫu nước tại 14 vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh để xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước tại các vùng nuôi này.

16/09/2015
Sản xuất tôm kháng virut đốm trắng Sản xuất tôm kháng virut đốm trắng

Nhà nghiên cứu Dean Lo Chu-Fang từ Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU) của Đài Loan và các cộng sự đã hợp tác với trại nuôi tôm sú hữu cơ OSO ở Madagascar để sản xuất một loại tôm sú có khả năng kháng bệnh vi rut đốm trắng (WSSV).

16/09/2015
Chợ cá trong mưa bão Chợ cá trong mưa bão

Hàng trăm tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh chạy vào bờ tránh trú báo từ trưa 13.9. Cũng từ thời khắc này, bến neo đậu tàu thuyền trở thành chợ cá sôi động trong mưa bão.

16/09/2015